Từ ngàn xưa, tinh dầu tràm trà đã được con người sử dụng trong các bài thuốc dân gian. Ngày nay với nhiều nghiên cứu hiện đại, tinh dầu tràm có nguồn gốc từ Úc này còn có mặt trong các sản phẩm chăm sóc tóc bởi những lợi ích không ngờ tới.

Sơ lược về cây dầu tràm trà

Tinh dầu tràm trà được chiết xuất từ lá của cây Melaleuca Alternifolia, một loại cây nhỏ có nguồn gốc từ nước Úc. Mặc dù được gọi là trà, nhưng nó khác hoàn toàn với cây trà mà chúng ta hay sử dụng để uống.

Trong nhiều thế kỷ, thổ dân Úc đã xem cây tràm trà như một phương thuốc quý trong y học truyền thống. Họ hái lá, nghiền nát hoặc chà xát để giải phóng tinh dầu thơm nồng, rồi hít vào nhằm xoa dịu cơn ho, cảm lạnh. Đôi khi, họ còn thoa trực tiếp lên da để chữa lành vết thương và các vấn đề ngoài da, tận dụng trọn vẹn sức mạnh tự nhiên của loài cây này.

Với hàm lượng terpinen-4-ol ở mức cao, dầu cây tràm trà đã được chứng minh có khả năng tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn và nấm. Hợp chất terpinen-4-ol còn kích thích hoạt động của các tế bào bạch cầu, tăng cường khả năng miễn dịch tự nhiên của cơ thể trong việc chống lại vi sinh vật có hại [1]. Nhờ đặc tính kháng khuẩn mạnh mẽ, tinh dầu tràm trà được xem như một phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả cho các vấn đề da do vi khuẩn và nấm gây ra, đồng thời giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và thúc đẩy quá trình phục hồi da.

tinh dau cay tram tra uc

Tinh dầu tràm trà và thành phần hóa học có trong nó

Tinh dầu tràm trà thường được chiết xuất từ lá và có 4 thành phần hóa học tiêu biểu nhất: terpinen-4-ol (40.3%), γ-terpinene (11.7%), 1,8-cineole (7%) và p-cymene (6.2%) [2]. Trong đó, terpinen-4-ol chiếm ưu thế và mang đến nhiều lợi ích về mặt y học. Dầu tràm Úc thường được sử dụng để trị mụn trứng cá, giảm viêm da tiếp xúc cũng như giúp mau lành vết thương.

Terpinen-4-ol là một loại rượu monoterpene tự nhiên, có đặc tính kháng khuẩn tốt. Nó có hiệu quả chống lại khuẩn gram dương Staphylococcus aureus, kháng nấm Candida albicans. Ngoài ra, terpinen-4-ol cũng có thể ức chế các chất trung gian gây viêm và có thể hoạt động như một tác nhân chống ung thư tiềm năng [3].

Khả năng chống oxy hóa của tinh dầu Melaleuca có được bởi các thành phần α-Terpinene và γ-terpinene. Cả hai chất đều có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, bảo vệ quá trình oxy hóa DNA. Đồng phân của chúng là δ-terpinene, cũng được tìm thấy, vừa chống oxy hóa, vừa chống tăng sinh, vừa được ứng dụng để làm chất tạo hương vị.

Cũng phải kể đến 1,8-cineole thường được sử dụng trong việc điều trị các bệnh về đường hô hấp và chống viêm rất tốt. P-cymene là thành phần chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống ký sinh trùng và chống viêm. Với nhiều thành phần kháng khuẩn khác, tinh dầu tràm trà chống lại các mầm bệnh do vi khuẩn, nấm hoặc virus, ức chế quá trình trao đổi chất của vi sinh vật.

tinh dau tram tra cham soc toc hieu qua

5 lợi ích của tinh dầu tràm trà đối với việc chăm sóc tóc

Với nhiều lợi ích về mặt y học như đặc tính chống oxy hóa, kháng khuẩn, chống nấm… đã nêu ở bên trên, tinh dầu tràm trà được cũng được ứng dụng rất nhiều trong việc chăm sóc tóc.

Giảm gàu và căn bằng dầu da đầu

Gàu thường do nấm men phát triển quá mức trên da đầu gây ra. Đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm của tinh dầu tràm trà điều trị gàu tận nguồn gốc đã được chứng minh qua một cuộc nghiên cứu vào năm 2002 [4].

Những người tham gia nghiên cứu này đã sử dụng dầu gội dầu cây tràm trà, cho thấy các triệu chứng gàu của họ được cải thiện 41%. Ngoài ra, tinh dầu cây tràm trà có thể làm giảm ngứa liên quan đến gàu vì nó chống lại nấm men hình thành vảy.

Tóc dầu hoặc bóng nhờn thường có thể là do gàu hoặc các vi khuẩn khác trên da đầu. Bằng cách xử lý nguồn gốc của việc sản xuất bã nhờn quá mức, tinh dầu tràm trà có thể giúp điều chỉnh quá trình sản xuất dầu của da đầu, giúp da đầu khỏe mạnh hơn và mái tóc đẹp hơn.

Chống oxy hóa và kháng khuẩn

Tinh dầu tràm trà có thể làm giảm các tình trạng ngứa da đầu khác, chẳng hạn như viêm da tiết bã vừa đặc tính kháng khuẩn. Nó có chất chống oxy hóa mạnh, có thể giúp giảm mẩn đỏ, ngứa và các tình trạng khác trên da đầu.

tinh dau tram tra pha loang co loi cho toc

Giảm rụng tóc

Tràm trà có thể làm giảm viêm trên da đầu do chất chống oxy hóa, giúp nhanh lành vết thương. Viêm da đầu là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây rụng tóc, vì vậy giảm viêm có thể ngăn ngừa rụng tóc trong tương lai.

Có thể kích thích mọc tóc

Da đầu khỏe mạnh là điều cần thiết để kích thích mọc tóc. Tinh dầu tràm trà không trực tiếp kích thích tóc mọc, nhưng việc cải thiện sức khỏe tổng thể của da đầu có thể tạo môi trường lành mạnh cho tóc phát triển.

Diệt chấy rận hiệu quả

Thông thường, chấy thường được xử lý bằng hóa chất khắc nghiệt để hạn chế sự phá hoại và ngăn trứng mới nở. Nhưng giờ đây, sử dụng tinh dầu tràm trà có thể diệt chấy rận hiệu quả bởi đặc tính ức chế quá trình trao đổi chất ở vi sinh vật.

Dầu tràm trà Úc là một loại thảo dược rất tốt trong việc chăm sóc tóc. Nó có thể giúp giảm sự xuất hiện của gàu, giảm kích ứng da đầu và hạn chế bã nhờn dư thừa. Đặc tính khử trùng và kháng khuẩn của nó có thể giúp chống lại nấm gây ra gàu đồng thời làm dịu da đầu ngứa. Ngoài ra, dầu cây trà có thể hỗ trợ da đầu khỏe mạnh và làm sạch các nang tóc bị bít tắc.

Tuy nhiên, để sử dụng trên tóc và da đầu, tinh dầu tràm trà phải được pha loãng trước khi sử dụng. Hoặc nó có thể được kết hợp với các sản phẩm chăm sóc tóc, các loại tinh dầu khác như tinh dầu bưởi, tinh dầu hương nhu… để mang đến hiệu quả tốt nhất.

Tài liệu tham khảo

1. Carson CF, Hammer KA, Riley TV. Melaleuca alternifolia (Tea Tree) oil: a review of antimicrobial and other medicinal properties. Clin Microbiol Rev. 2006 Jan;19(1):50-62. doi: 10.1128/CMR.19.1.50-62.2006. PMID: 16418522; PMCID: PMC1360273.

2. Borotová P, Galovičová L, Vukovic NL, Vukic M, Tvrdá E, Kačániová M. Chemical and Biological Characterization of Melaleuca alternifolia Essential Oil. Plants (Basel). 2022 Feb 20;11(4):558. doi: 10.3390/plants11040558. PMID: 35214891; PMCID: PMC8880210.

3. Shapira S, Pleban S, Kazanov D, Tirosh P, Arber N. Terpinen-4-ol: A Novel and Promising Therapeutic Agent for Human Gastrointestinal Cancers. PLoS One. 2016 Jun 8;11(6):e0156540. doi: 10.1371/journal.pone.0156540. PMID: 27275783; PMCID: PMC4898785.

4. Satchell AC, Saurajen A, Bell C, Barnetson RS. Treatment of dandruff with 5% tea tree oil shampoo. J Am Acad Dermatol. 2002 Dec;47(6):852-5. doi: 10.1067/mjd.2002.122734. PMID: 12451368.