Với nhiều đặc tính sinh học hữu ích như kháng viêm, kháng khuẩn, chống oxy hóa… tinh dầu hương nhu có nhiều lợi ích trong việc chăm sóc sức khỏe và làm đẹp.
Giới thiệu chung về tinh dầu hương nhu
Cây hương nhu là một loại cây thảo mộc, phân nhánh nhiều, mọc thẳng và có mùi thơm. Khi trưởng thành, hương nhu cao khoảng 75cm. Chúng được tìm thấy trên khắp châu Á, cũng như rất phổ biến tại Việt Nam. Lá, hạt và rễ của cây này đã được sử dụng trong y học Ayurveda Ấn Độ từ lâu đời [1].
Thành phần hóa học của hương nhu rất phức tạp, chứa nhiều dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học khác. Một vài sản phẩm nổi tiếng như tinh dầu eugenol và ursolic acid – có tác dụng ức chế các loại tế bào ung thư.
Nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng, hương nhu là loại thảo mộc có đặc tính chống căng thẳng, chống oxy hóa, bảo vệ gan, điều hòa miễn dịch, chống viêm, kháng khuẩn, kháng nấm, hạ sốt, trị đái tháo đường, chống sốt rét hay hạ lipid máu với biên độ an toàn cao. Trong y học Ayurveda, hương nhu được sử dụng một mình hoặc kết hợp với những loại khác trong các tình trạng lâm sàng khác nhau như lo lắng, ho mãn tính, viêm phế quản, sốt, rắn và bọ cạp cắn.
Đặc tính sinh học của tinh dầu hương nhu
Theo một bài nghiên cứu tại Ấn Độ vào năm 2020, tinh dầu hương nhu được đặc trưng bởi nồng độ cao của phenylpropene oxy hóa (55.73%) [2]. Theo sau đó là sesquiterpene hydrocarbons (27.34%), monoterpene hydrocarbons (13.51%), monoterpenes oxy hóa (2.63%) và sesquiterpene oxy hóa (0.15%).
Trong số các phenylpropene, eugenol là thành phần chiếm ưu thế với nồng độ lên tới 54,42%. Tiếp theo là methyl eugenol với nồng độ khoảng 1.31%. Các thành phần sesquiterpene chính là germacrene D và caryophyllene với nồng độ tương ứng lần lượt là 15.43% và 4.59%. β-ocimene là thành phần chính của monoterpene và những thành phần khác có nồng độ không cao.
Đặc tính kháng khuẩn
Với hàm lượng eugenol và methyl eugenol cao, tinh dầu hương nhu đã được chứng minh kháng khuẩn hiệu quả, ức chế khuẩn E. coli, S. marcescens, K. pneumoniae, P. aeruginosa, P. mirabilis và S. aureus [3].
Trong y học cổ truyền của nhiều nền văn hóa, hương nhu được sử dụng để điều trị các trình trạng đau đớn. Thử nghiệm trên chuột cho thấy, hai trong số các thành phần của tinh dầu (eugenol và myrcene) có tác dụng chống nhiễm trùng, kiểm soát cơn đau do viêm [4].
Đặc tính chống oxy hóa
Hoạt tính chống oxy hóa của tinh dầu hương nhu cũng rất mạnh. Các báo cáo khoa học đã chỉ ra trong tinh dầu có nhiều loại hợp chất hoạt tính sinh học như flavonoids và polyphenols [5].
Các hợp chất phenolic được tìm thấy bao gồm axit rosmarinic, axit sinapic, salvigenin, axit gallic, methyl eugenol… và các flavonoid như xanthomicrol, cirsimaritin, rutin, apigenin, kaempferol, vicenin-2, luteolin 5-O-glucoside … Nhiều nghiên cứu trước đây đã cho thấy, flavonoid và phenol bảo vệ chống lại tổn thương tế bào do stress oxy hóa gây ra, chống viêm, chống oxy hóa [6].
Và nhiều lợi ích khác
Không chỉ chống oxy hóa hay kháng khuẩn, tinh dầu hương nhu còn được sử dụng để giảm stress, giảm lo âu. Bổ sung tinh dầu hương nhu vào các liều thuốc giúp điều trị suy giảm hành vi hay trầm cảm, đã được thử nghiệm trên chuột [7].
Ngoài ra, lợi ích của tinh dầu hương nhu còn phải kể đến như chống thiếu máu não, chống sinh vật nguyên sinh, chữa lành vết thương, ức chế enzyme, chống tiêu chảy, chống tiểu đường… Trong nông nghiệp, hương nhu còn được sử dụng phần tinh dầu làm thuốc trừ sâu sinh học, khi mà các loài mọt hay sâu bướm rất nhạy cảm với ester cinamic acid.
Lợi ích của tinh dầu hương nhu trong việc chăm sóc tóc
Sở hữu nhiều thành phần kháng khuẩn, chống oxy hóa, chống viêm, tinh dầu hương nhu cũng được ứng dụng vào nhiều sản phẩm chăm sóc tóc.
Ngăn rụng tóc
Rất nhiều yếu tố dẫn đến rụng tóc, từ bụi bẩn trong môi trường, sử dụng thuốc, viêm da đầu… Rụng tóc là một hiện tượng phổ biến ở cả nam và nữ. Tinh dầu hương nhu là một phương pháp điều trị bằng thảo dược chắc chắn sẽ giúp bạn ngăn rụng tóc hoàn hảo [8].
Massage tinh dầu hương nhu pha loãng vào da đầu, có thể kế hợp với tinh dầu bưởi. Da đầu của bạn sẽ được làm sạch, trẻ hóa các nang tóc, củng cố chân tóc và hạn chế rụng tóc. Ngoài ra, tinh dầu còn giúp thúc đẩy lưu thông máu trên da đầu, giữ cho da đầu luôn mát mẻ.
Giảm gàu trên da đầu
Điều trị gàu là một trong những thách thức lớn nhất khi chăm sóc tóc. Các yếu tố gây ra gàu có thể kể đến như da bị kích thích, bã nhờn quá mức hay sự phát triển quá mức của một nhóm vi sinh vật trên da đầu.
Các thành phần Hương nhu có thể ức chế các chủng nấm gây ra gàu [9], giúp bạn giảm gàu trên da đầu. Tinh dầu còn có tác dụng nhanh lành vết thương, chống viêm, vì thế mà lượng gàu giảm đi trông thấy khi sử dụng các sản phẩm có tinh dầu hương nhu.
Thúc đẩy sự phát triển của tóc
Tinh dầu hương nhu có khả năng thẩm thấu qua da, kích thích lưu thông máu, giúp cho các nang tóc khỏe mạnh. Khi kết hợp với các loại tinh dầu khác như tinh dầu hương thảo, tinh dầu bưởi…, hỗn hợp tinh dầu này làm cho da đầu cân bằng lại lượng bã nhờn cũng như hệ vi sinh trên da đầu. Da đầu và nang tóc khỏe mạnh làm cho tóc phát triển và mọc lại nhiều hơn [10].
Nhìn chung lại, tinh dầu hương nhu có rất nhiều lợi ích trong y học nói chung và chăm sóc tóc nói riêng. Thành phần có trong tinh dầu giúp kháng khuẩn, chống viêm, chống oxy hóa, cân bằng trạng thái tâm lý cũng như điều trị các bệnh khác.
Tài liệu tham khảo
1. Bhamra SK, Heinrich M, Johnson MRD, Howard C, Slater A. The Cultural and Commercial Value of Tulsi (Ocimum tenuiflorum L.): Multidisciplinary Approaches Focusing on Species Authentication. Plants (Basel). 2022 Nov 18;11(22):3160. doi: 10.3390/plants11223160. PMID: 36432888; PMCID: PMC9692689.
2. Ashokkumar, K., Vellaikumar, S., Murugan, M., Dhanya, M. K., Aiswarya, S., & Nimisha, M. (2020). Chemical composition of Ocimum gratissimum essential oil from the South Western Ghats, India. Journal of Current Opinion in Crop Science, 1(1), 27–30. https://doi.org/10.62773/jcocs.v1i1.14
3. Joshi RK. Chemical Composition, In Vitro Antimicrobial and Antioxidant Activities of the Essential Oils of Ocimum Gratissimum, O. Sanctum and their Major Constituents. Indian J Pharm Sci. 2013 Jul;75(4):457-62. doi: 10.4103/0250-474X.119834. PMID: 24302801; PMCID: PMC3831728.
4. Paula-Freire LI, Andersen ML, Molska GR, Köhn DO, Carlini EL. Evaluation of the antinociceptive activity of Ocimum gratissimum L. (Lamiaceae) essential oil and its isolated active principles in mice. Phytother Res. 2013 Aug;27(8):1220-4. doi: 10.1002/ptr.4845. Epub 2012 Oct 10. PMID: 23055260.
5. Venuprasad, M.P. & Kandikattu, Hemanth Kumar & Razack, Sakina & Khanum, Farhath. (2014). Phytochemical analysis of Ocimum gratissimum by LC-ESI–MS/MS and its antioxidant and anxiolytic effects. South African Journal of Botany. 92. 151-158. 10.1016/j.sajb.2014.02.010.
6. Olamilosoye, Kehinde & Akomolafe, Rufus Ojo & Stephen, Akinsomisoye & Adefisayo, Modinat & Alabi, Quadri. (2018). The aqueous extract of Ocimum gratissimum leaves ameliorates acetic acid-induced colitis via improving antioxidant status and hematological parameters in male Wistar rats. Egyptian Journal of Basic and Applied Sciences. 5. 10.1016/j.ejbas.2018.05.006.
7. Bora KS, Shri R, Monga J. Cerebroprotective effect of Ocimum gratissimum against focal ischemia and reperfusion-induced cerebral injury. Pharm Biol. 2011 Feb;49(2):175-81. doi: 10.3109/13880209.2010.506489. Epub 2010 Oct 25. PMID: 20969537.
8. Orafidiya, Lara (Omolara) & Agbani, Ejaife & Adelusola, K.A. & Iwalewa, Ezekiel. Olugbenga & Adebanji, O.A. & Adediran, E.A.F. & Agbani, N.T.. (2004). A study on the effect of the leaf essential oil of Ocimum gratissimum Linn. on cyclophosphamide-induced hair loss. International Journal of Aromatherapy. 14. 119-128. 10.1016/j.ijat.2004.06.006.
9. Dubey NK, Tiwari TN, Mandin D, Andriamboavonjy H, Chaumont JP. Antifungal properties of Ocimum gratissimum essential oil (ethyl cinnamate chemotype). Fitoterapia. 2000 Sep;71(5):567-9. doi: 10.1016/s0367-326x(00)00206-9. PMID: 11449510.
10. Patel S, Sharma V, Chauhan NS, Thakur M, Dixit VK. Hair Growth: Focus on Herbal Therapeutic Agent. Curr Drug Discov Technol. 2015;12(1):21-42. doi: 10.2174/1570163812666150610115055. PMID: 26058803.