Bạn có biết rằng làn da mất nước là nguyên nhân hàng đầu khiến da trở nên khô ráp, thiếu sức sống và dễ xuất hiện nếp nhăn? Mặt nạ cấp ẩm chính là giải pháp giúp bổ sung độ ẩm tức thì, mang lại làn da căng bóng, mềm mại. Nhưng đâu là những thành phần cấp ẩm sâu thực sự hiệu quả trong mặt nạ dưỡng da? Hãy cùng khám phá trong bài viết này để chọn được sản phẩm phù hợp nhất cho làn da của bạn!
Mặt nạ cấp ẩm là gì?
Mặt nạ cấp ẩm là sản phẩm chăm sóc da giúp bổ sung nước và duy trì độ ẩm cho làn da. Đây là bước quan trọng trong chu trình skincare, đặc biệt đối với những làn da khô ráp, thiếu sức sống. Mặt nạ cấp ẩm không chỉ giúp da mềm mại mà còn tăng cường hàng rào bảo vệ, ngăn ngừa tình trạng lão hóa sớm.
Công dụng của mặt nạ cấp ẩm
Bổ sung độ ẩm tức thì
Mặt nạ cấp ẩm cung cấp nước trực tiếp cho da, giúp da căng bóng, mịn màng ngay sau khi sử dụng.
Cải thiện độ đàn hồi
Khi da được cấp đủ nước, độ đàn hồi sẽ tăng lên đáng kể, giảm thiểu nếp nhăn và chảy xệ.
Phục hồi làn da bị tổn thương
Các thành phần dưỡng chất trong mặt nạ cấp ẩm giúp làm dịu da, phục hồi da bị kích ứng do tiếp xúc môi trường không thuận lợi hoặc do hóa chất.
Tăng cường hàng rào bảo vệ da
Độ ẩm đầy đủ giúp củng cố lớp màng bảo vệ tự nhiên, hạn chế mất nước qua biểu bì và ngăn chặn các tác nhân gây hại từ môi trường.
Các thành phần cấp ẩm sâu có trong mặt nạ dưỡng da
Hyaluronic Acid (HA):
Hyaluronic acid thành phần chịu trách nhiệm cho quá trình hydrat hóa mô, bôi trơn và ổn định mô. HA giúp giữ nước gấp 500 lần trọng lượng của nó, mang lại độ ẩm dồi dào cho da [1].
Panthenol (Vitamin B5):
Vitamin B5 là thành phần phổ biến trong chăm sóc da, có đặc tính dưỡng ẩm sâu, làm dịu da. Ngoài ra, thành phần này được ứng dụng trong thúc đẩy phục hồi, tái tạo tế bào da [2].
Glycerin:
Hoạt chất dưỡng ẩm mạnh mẽ, giúp hút nước vào các khoảng gian bào của da, đồng thời bảo vệ lớp lipid tự nhiên, duy trì hàng rào bảo vệ da.
Ceramide:
Ceramide là lipid chính của các lớp mỏng có trong các khoảng gian bào của lớp sừng. Thành phần này tăng cường hàng rào bảo vệ da, giảm mất nước và phục hồi da tổn thương [3].
Chiết xuất nha đam (Aloe Vera):
Trong nha đam chứa nhiều dinh dưỡng , 20 loại khoáng chất, 18 vitamin và 12 acid amin tự nhiên. Chiết xuất nha đam giúp làm dịu da, cấp ẩm và giảm kích ứng cho da nhạy cảm [4].
Vitamin E:
Vitamin E bôi tại chỗ làm dịu, giữ ẩm cho da, thẩm thấu sâu vào lớp biểu bì trong phần ưa mỡ và chống lại các gốc tự do ngăn ngừa lão hóa [5].
Squalane:
Squalane có tự nhiên trong các lớp lipid của da và ngăn ngừa mất độ ẩm đồng thời phục hồi độ mềm mại và đàn hồi của da [6].
Amino Acids:
Hỗ trợ duy trì độ ẩm, cải thiện kết cấu da và tăng cường hàng rào bảo vệ.
Các loại mặt nạ cấp ẩm phổ biến
Sheet mask ( Mặt nạ giấy, mặt nạ thạch, mặt nạ microfiber)
Các lọa mặt nạ dang miếng dễ sử dụng, tiên lợi và cung cấp độ ẩm tức thì, phù hợp với mọi loại da, đặc biệt là da khô, thiếu ẩm. Tuy nhiên các bạn nên tham khảo thành phần và công dụng của sản phẩm trước khi quyết định chọn sản phẩm phù hợp cho mình nhé.
Mặt nạ gel
Kết cấu dạng gel, bất tiện hơn trong việc sử dụng so với sheet mask. Mặt nạ gel có tác dụng cấp ẩm tức thì và phụ thuộc vào thành phần mà có thêm những công dụng khác.
Mặt nạ ngủ
Mặt nạ ngủ thường sử dụng qua đêm, giúp da được cấp ẩm và hấp thu dưỡng chất với thời gian dài hơn.
Mặt nạ tự nhiên nhà làm
Thành phần tự nhiên như nha đam, mật ong, dưa eo, cà chua. Phù hợp cho da nhạy cảm hoặc người thích chăm sóc da tự nhiên.
Cách chọn mặt nạ cấp ẩm theo loại da
Da khô:
Chọn mặt nạ chứa hyaluronic acid, glycerin, ceramide để tăng cường cấp ẩm sâu.
Da nhạy cảm:
Ưu tiên mặt nạ không chứa cồn và paraben. Các thành phần dịu nhẹ như Vitamin B5, chiết xuất cúc La Mã, nha đam là lựa chọn lý tưởng.
Da lão hóa
Chọn mặt nạ chứa collagen, peptide, vitamin E, Vitamin C giúp tăng cường độ đàn hồi và làm mờ nếp nhăn và đều màu da.
Da dầu, da hỗn hợp
Nên chọn mặt nạ không chứa dầu (oil-free), có thành phần niacinamide giúp kiểm soát dầu thừa. Ngoài ra có thể sử dụng thêm mặt nạ đất sét để kiềm dầu.
Hướng dẫn sử dụng mặt nạ cấp ẩm hiệu quả.
Làm sạch da: tẩy trang và rửa mặt kỹ để loại bỏ bụi bẩn, dầu thừa giúp da hấp thụ dưỡng chất tốt hơn.
Đắp mặt nạ: Đối với sheet mask, đắp từ 15 – 20 phút hoặc theo khuyên cáo trên bao bì. Đối với mặt nạ ngủ, thoa một lớp mỏng và để qua đêm.
Dưỡng ẩm sau khi đắp: sau khi tháo mặt nạ, rửa lại da bằng nước sạch và nên dùng thêm kem dưỡng ẩm để khóa ẩm và duy trì hiệu quả lâu dài.
Tần suất sử dụng: Tùy vào loại mặt nạ, thành phần công dụng và loại da để có tần suất sử dụng phù hợp.
Kết luận
Mặt nạ cấp ẩm là bước chăm sóc không thể thiếu để duy trì làn da khỏe mạnh, mềm mịn. Việc lựa chọn loại mặt nạ phù hợp với loại da và sử dụng đúng cách sẽ giúp bạn đạt được làn da căng bóng, tràn đầy sức sống.
Tài liệu tham khảo
1. Keen MA. Hyaluronic Acid in Dermatology. Skinmed. 2017 Dec 1;15(6):441-448. PMID: 29282181.
2. Ebner F, Heller A, Rippke F, Tausch I. Topical use of dexpanthenol in skin disorders. Am J Clin Dermatol. 2002;3(6):427-33. doi: 10.2165/00128071-200203060-00005. PMID: 12113650.
3. Coderch L, López O, de la Maza A, Parra JL. Ceramides and skin function. Am J Clin Dermatol. 2003;4(2):107-29. doi: 10.2165/00128071-200304020-00004. PMID: 12553851.
4. Kaur S, Bains K. Aloe Barbadensis Miller (Aloe Vera). Int J Vitam Nutr Res. 2024 Jun;94(3-4):308-321. doi: 10.1024/0300-9831/a000797. Epub 2023 Nov 2. PMID: 37915246.
5. Keen MA, Hassan I. Vitamin E in dermatology. Indian Dermatol Online J. 2016 Jul-Aug;7(4):311-5. doi: 10.4103/2229-5178.185494. PMID: 27559512; PMCID: PMC4976416.
6. Kim SK, Karadeniz F. Biological importance and applications of squalene and squalane. Adv Food Nutr Res. 2012;65:223-33. doi: 10.1016/B978-0-12-416003-3.00014-7. PMID: 22361190.