Giới thiệu
Hiện nay dân số toàn cầu sẽ tiếp túc già hóa, đặt biệt là các nước phát triển và các nước có tỉ lệ sinh thấp. Với tỉ lệ sinh giảm dần, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ già hóa nhanh nhất thế giới. Theo quỹ dân số Liên Hợp Quốc, Việt Nam có 11,9% dân số trên 60 tuổi vào năm 2019 và con số này sẽ tang lên 25% vào năm 2050. Với sự tiến bộ của mức sống trong xã hội hiện đại và sự xuất hiện của dân số già, ngày càng nhiều người quan tâm đến chủ đề lão hóa và chống lão hóa. Lão hóa da và các sản phẩm chăm sóc da chống lão hóa là chủ đề rất được nhiều chị em phụ nữ đặc biệt quan tâm.
Nguyên nhân lão hóa da có thể chia thành các yếu tố nội sinh và ngoạị sinh. Lão hóa da nội sinh là một quá trình sinh lý không thể tránh khỏi dẫn đến da mỏng, khô, nếp nhăn nhỏ và teo da dần dần. Lão hóa da ngoại sinh được tạo ra bởi các yếu tố môi trường bên ngoài như ô nhiễm không khí, hút thuốc, dinh dưỡng kém và tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, dẫn đến nếp nhăn thô, mất độ đàn hồi, chảy xệ và bề ngoài thô ráp [1].
Các hợp chất hiện tại được sử dụng để chống lão hóa da ngày càng được ứng dụng rộng rãi, có thể được sử dụng qua đường uống hoặc bôi tại chỗ lên da. Trong bài này, Kiến Không Ngủ tổng hợp một cách có hệ thống các cơ chế chính của quá trình lão hóa và nêu ra các phương pháp ngăn ngừa, làm chậm lão hóa da ngoại sinh.
Lý thuyết cơ chế lão hóa da
Các lý thuyết về cơ chế lão hóa da bao gồm: Gốc tự do và stress oxi hóa, lão hóa do viêm, lão hóa do tia UV, lão hóa glycosyl không do enzym.
Cơ chế của quá trình lão hóa da. (a) Thuyết về gốc tự do và stress oxy hóa: Ty thể sản xuất ROS thông qua quá trình chuyển hóa oxy hóa. ROS quá mức có thể làm hỏng cấu trúc ty thể và DNA, dẫn đến giảm mức collagen và tăng mức MMP trong mô da. (b) Thuyết về viêm: Nguyên bào sợi và tế bào sừng già tiết ra một số lượng lớn các kiểu hình tiết liên quan đến lão hóa, bao gồm TNF-α, IL-1, IL-6, IFN-γ và MMP. Các cytokine tiền viêm này gây ra tình trạng lão hóa tế bào da bằng cách thúc đẩy sản xuất ROS và kích hoạt con đường truyền tín hiệu ATM/p53/p21. (c) Thuyết về lão hóa do ánh sáng: Chiếu xạ tia cực tím gây ra sản xuất ROS và tiết ra MMP, làm thoái hóa các thành phần của ma trận ngoại bào da như collagen. (d) Thuyết về hóa học glycosyl không phải enzym: Glycosyl hóa không enzym là phản ứng giữa đường khử tự do và nhóm amino tự do của protein, DNA và lipid để tạo ra AGE và ROS. Sự tích tụ AGE, cùng với ROS, có thể dẫn đến những thay đổi trong cân bằng nội môi tế bào và cấu trúc protein. Nguồn: MDPI
Lão hóa do gốc tự do và stress oxi hóa
Gốc tự do là một trong những nguyên nhân chính gây suy giảm chức năng cơ thể và lão hóa da. Các gốc oxy hóa hoạt động có nguồn gốc từ oxy (gồm các gốc tự do và một số phân tử đặc biệt không phải là gốc tự do có khả năng tham gia phản ứng mạnh) hay còn gọi là ROS (Reactive Oxygen Species).
Stress oxy hóa đề cập đến sự mất cân bằng giữa quá trình oxy hóa nội bào và hoạt động chống oxy hóa, trong đó các tế bào có xu hướng oxy hóa và tạo ra một lượng lớn ROS. Khi có quá nhiều ROS trong tế bào, ty thể sẽ bị tổn thương, sản xuất ATP của ty thể sẽ giảm, điện thế màng ty thể sẽ giảm và một phản ứng dây chuyền sẽ được tạo ra để đẩy nhanh quá trình lão hóa [2].
ROS quá mức cũng có thể làm hỏng cấu trúc DNA, gây ra các triệu chứng lão hóa như tổn thương chức năng tế bào và rối loạn sao chép tế bào [3].
Sự gia tăng ROS quá mức không những đẩy nhanh quá trình lõa hóa sao chép tế bào da mà còn thúc đẩy đẩy sự gia tăng nồng độ các enzym Matrix Metalloproteinase (MMPs). Các enzym này có thể phân hủy các loại protein ma trận ngoại bào (ECM) trong đó bao gồm cả collagen, gây tổn thương cho ma trận ngoại bào dẫn đến lão hóa da [4].
Lão hóa da do viêm
Viêm là một trong những nguyên nhân chính gây lão hóa da. Lão hóa do viêm được đặc trưng bởi mức độ tăng lên của các yếu tố tiền viêm trong cơ thể. Những thay đổi này sẽ dẫn đến lão hóa các tế bào cơ thể, bao gồm cả da.
Ở cấp độ da, các nguyên bào sợi và tế bào sừng già tiết ra một số lượng lớn bao gồm cytokine tiền viêm, MMPs và các loại khác [5]. Các cytokine tiền viêm này gây ra lão hóa tế bào da bằng cách thúc đẩy sản xuất ROS. Đồng thời khi các tế bào da phát triển tình trạng viêm, sẽ dẫn đến việc giải phóng nhiều MMPs hơn, gây ra sự thoái hóa collagen, dẫn đến sự giãn nở và nếp nhăn ở các mô da.
Lõa hóa do tia UV
Các yếu tố bên ngoài như bức xạ cực tím (UV) trong ánh sáng mặt trời là yếu tố chính trong quá trình lão hóa da. Tia UV tác động lên da có thể dẫn đến sản xuất ROS và tiết ra MMPs. Tiếp xúc lâu dài với bức xạ cực tím của mặt trời sẽ gây ra lão hóa do ánh sáng, ảnh hưởng đến sắc tố, khả năng miễn dịch và hệ thống mạch máu [6].
Hàm lượng collagen ở da của người lớn giảm dần hàng năm và sự suy giảm collagen chủ yếu là do sự gia tăng biểu hiện MMPs và sự giảm tổng hợp collagen do biểu hiện của mRNA procollagen (RNA thông tin chịu trách nhiệm tổng hợp collagen) suy giảm. Bức xạ UV kích thích tế bào sừng và nguyên bào sợi tiết ra MMP gây suy thoái gây suy thoái các thành phần ma trận ngoại bào như collagen [7].
Lão hóa do Glycosyl hóa không phải enzym
Các yếu tố bên trong như glycosyl hóa không do enzym là nguyên nhân dẫn đến lão hóa tế bào da. Tổn thương liên kết chéo của protein do glycosyl hóa là lý do chính gây ra lão hóa.
Glycosyl hóa này là phản ứng không do enzym giữa đường khử tự do và nhóm amino tự do của protein, DNA và lipid hình thành sản phẩm cuối glycosyl hóa nâng cao (AGEs) [8]. Sự tích tụ AGEs sẽ ảnh hưởng đến cân bừng tế bào và thay đổi cấu trúc protein, dẫn đến da sạm và lão hóa.
Sự tích tụ AGEs cũng dẫn đến sản xuất ROS và viêm, do đó đẩy nhanh quá trình lão hóa da. Khi dân số già đi, số lượng bệnh nhân tiểu đường sẽ tăng lên đáng kể và tình trạng glycosyl hóa da sẽ phổ biến hơn.
Lão hóa da do các yếu tố khác
Ngoài 4 yếu tố lý thuyết được đề cập trên, các yếu tố di truyền, sửa chữa và ổn định DNA, lão hóa tế bào và telomere, ty thể, apoptosis, thiếu hụt estrogen, nhịp sinh học, thần kinh nội tiết, bệnh tật, hoạt động thể chất, căng thẳng và các yếu tố môi trường khác cũng ảnh hưởng lớn trong lĩnh vực lão hóa da [9].
Chiếu xạ tia cực tím bên ngoài quá mức và môi trường vi mô bên trong được tăng cường như MMPs và AGEs cũng là những yếu tố quan trọng dẫn đến lão hóa da, nhưng cơ chế cơ bản vẫn liên quan đến sự điều hòa tăng ROS của tế bào da và sự gia tăng stress oxy hóa và viêm.
Các phương pháp ngăn ngừa lão hóa da
Các biên pháp phòng ngừa bảo vệ chung
Lão hóa bên ngoài bao gồm những nguyên nhân có thể thay đổi và ngăn ngừa được bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa ngay từ khi còn trẻ.
Bảo vệ khỏi tia cực tím-hồng ngoại, ánh sáng nhìn thấy và ánh sáng xanh, và các chất ô nhiễm không khí
Kem chống nắng là bước quan trọng nhất trong việc bảo vệ da khỏi lão hóa sớm. Các sản phẩm kem chống nắng phải có giá trị hệ số chống nắng (spf) ít nhất là 30 và bảo vệ chống lại bức xạ UVA-UVB.
Ánh sáng nhìn thấy và ánh sáng xanh thúc đẩy quá trình lão hóa do ánh sáng thông qua việc sản xuất ROS và có thể gây ra tình trạng sạm da, nám da và tăng sắc tố sau viêm ở các loại da.
Ngoài ra, nên thực hiện các biện pháp bảo vệ bổ sung bằng cách sử dụng kính râm, mũ và quần áo. Cần lưu ý rằng tác hại của tia UV vẫn tiếp tục ngay cả trong thời tiết nhiều mây và nên tránh tắm nắng.
Phương pháp giảm thiểu tổn thương da do ô nhiễm không khí là rửa mặt khi về nhà và ngăn ngừa các hạt này tiếp xúc với da bằng cách sử dụng kem dưỡng ẩm và kem chống nắng trước khi ra khỏi nhà.
Lối sống lành mạnh
Ngừng hút thuốc, uống nhiều nước, tập thể dục, chế độ ăn uống lành mạnh và cân bằng, thư giãn và giảm căng thẳng có thể giúp ngăn ngừa tổn thương da.
Thực phẩm có chỉ số đường huyết cao có thể tăng nguyên nhân lão hóa do glycosyl hóa. Ăn thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp là biện pháp phòng ngừa lão hóa hữu hiệu. Tập thể dục có thể cải thiện lưu thông và chức năng ty thể, và ngủ đủ giấc có thể giúp cơ thể tái tạo.
Ngăn ngừa làm chậm lão hóa với các hợp chất chống oxi hóa
Chất chống oxy hóa là những chất có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Với quá trình lão hóa theo thời gian và lão hóa do ánh sáng, chất chống oxy hóa tự nhiên của cơ thể giảm đi. Tận dụng điều này, ngày càng nhiều hợp chất chống oxi hóa được nghiên cứu, thử nghiệm và công bố trong lĩnh vực ngăn ngừa, làm chậm lão hóa da.
Vitamin C (Acid ascorbic)
Vitamin C là một chất dinh dưỡng cần thiết cho nhiều chức năng sinh học. Nó là chất dọn sạch các loài oxy phản ứng [10] và có tác dụng ngăn ngừa quá trình peroxy hóa lipid. Sử dụng các sản phẩm vitamin C bôi lên da có thể cải thiện được màu sắc, độ đàn hồi, độ bóng của da.
Vitamin
Vitamin E là một loại vitamin tan trong chất béo và dạng hiệu quả của nó là α-tocopherol. Chất này thể hiện đặc tính chống oxy hóa bằng cách ngăn ngừa quá trình peroxy hóa lipid. Hơn nữa, chất này được sử dụng như một chất dưỡng ẩm, vì nó làm giảm mất nước qua biểu bì [11].
Vitamin E cũng được chứng minh là có tác dụng bảo vệ chống lại tình trạng viêm và tăng sắc tố do tia UV gây ra khi bôi tại chỗ. Phân tích kính hiển vi điện tử đã xác nhận rằng tổn thương sợi collagen và elastin đã được khắc phục.
Melatonin
Melatonin có mặt rộng rãi trong nhiều mô khác nhau bao gồm cả da, điều chỉnh nhịp sinh học và thúc đẩy giấc ngủ. Melatonin có thể xuyên qua màng và làm giảm quá trình peroxy hóa lipid và oxy hóa protein, cũng như tổn thương oxy hóa đối với ty thể và DNA do UVR gây ra [12]. Các sản phẩm chăm sóc da có chứa melatonin cải thiện đáng kể độ săn chắc của da và độ ẩm của da với sự giảm đáng kể tình trạng da thô ráp.
Astaxanthin
Astaxanthin có tác dụng chống oxy hóa và chống viêm, và nó có thể làm giảm lão hóa da do ánh sáng [13]. Astaxanthin cỉa thiện tình trạng mất độ ẩm trên da, cải thiện tình trạng da thô ráp và tình trạng lão hóa da do bức xạ UV được ngăn ngừa.
Epigallocatechin Gallate (EGCG)
EGCG có hoạt tính chống oxy hóa mạnh và có thể làm giảm đáng kể các loài oxy phản ứng nội bào [14]. Sử dụng EGCG trong sản phẩm kem chăm sóc da giúp ngăn ngừa tổn thương DNA do tia UV gây ra.
Bakuchiol có nguồn gốc từ thiên nhiên
Bakuchiol tự nhiên có hoạt tính chống oxy hóa mạnh, phù hợp với cả làn da nhạy cảm. thành phần này giúp cải thiện độ mịn, độ bóng và vẻ ngoài tổng thể của làn da.
Rhamnose
Rhamnose là loại đường deoxy tự nhiên, được chiết xuất từ thực vật. Rhamnose có thể ức chế sự tạo ra AGEs và biểu hiện của MMPs [15]. Sử dụng rhamnose qua các sản phẩm bôi chăm sóc da có thể thúc đẩy tăng độ dày biểu bì da và sản xuất collagen [16].
Curcumin
Curcumin là một thành phần từ nghệ, có thể chặn đường dẫn tín hiệu của tổn thương ánh sáng và có tác dụng chống lại stress oxy hóa và ức chế viêm [17]
β-Nicotinamide Mononucleotide (NMN)
NMN hiện là một thành phần có thể điều trị lão hóa da do stress oxy hóa [18]. Thành phần này có tác dụng làm giảm các yếu tố gây viêm và cả thiện chỉ số hoạt động chống oxi hóa.
Các thành phần chống oxi hóa khác
Polyphenol từ thực vật có tác dụng ống oxi hóa và thúc đẩy tăng hàm lượng collagen trong mô da.
Polysaccharides chiết xuất tự nhiên (đảng sâm, kỷ tử, nấm linh chi, cam thảo, tảo biển, cúc la mã…) có tác dụng chống oxi hóa, chống viêm và ngăn ngừa lão hóa.
Flavonoid của một số loại thực vật cũng giúp ngăn ngừa lão hóa da.
Saponin từ thực vật (ginsenoside trong nhân sâm, astragaloside trong cây hoàng kỳ, .v.v) giúp chống viêm, giảm stress và chống lão hóa.
Ankaloids từ thực vật giúp làm giảm ROS, cải thiện da lão hóa.
Các thành phần tái tạo da
Retinol
Retinol là một dẫn xuất vitamin A, cải thiện đáng kể môi trường vi mô của ECM ở da, kích thích các tế bào da sản xuất ECM (ví dụ, collagen loại I, fibronectin và elastin), có thể thúc đẩy sự hình thành các mạch máu ở da và có thể kích thích TGF-β/CTGF, đây là yếu tố điều hòa chính để duy trì trạng thái ổn định của ECM [19].
Axit alpha hydroxy (AHA)
Việc sử dụng AHA, bao gồm axit glycolic (GA), axit lactic (LA), axit malic (MA), axit tartaric (TA) và axit citric (CA), làm chất tẩy tế bào chết, đang ngày càng trở nên phổ biến. Về mặt cấu trúc, đây là các axit yếu hữu cơ. Hiệu quả của AHA phụ thuộc vào độ pH, nồng độ và thời gian tiếp xúc. AHA làm giảm sự gắn kết của tế bào sừng bằng cách tách và bong tróc lớp sừng [20].
AHA hiện đang được sử dụng để điều trị nám da, tăng sắc tố, thô ráp, đốm tuổi và bệnh tiết bã nhờn. Mặc dù có những lợi ích này, chẳng hạn như cải thiện độ săn chắc và đàn hồi của da, giảm nếp nhăn và nếp gấp, và tái tạo tế bào, lột da có thể gây đỏ, bỏng và ngứa. Hơn nữa, những điều này có thể khiến da nhạy cảm với tia UV. Để tránh điều này, có thể hữu ích khi thoa AHA vào ban đêm với nồng độ thích hợp và bảo vệ bản thân khỏi tia UV bằng cách thường xuyên thoa kem chống nắng.
Peptide và yếu tố tăng trưởng tế bào gốc
Hiện nay, peptide được sử dụng với mục đích tăng sản xuất collagen, elastin, proteoglycan và glycosaminoglycan. Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng peptide có thể làm giảm các dấu hiệu lão hóa da, tăng độ đàn hồi và độ săn chắc của da [21].
Tế bào gốc ở động vật và thực vật có đặc tính giúp tái tạo sau chấn thương. Tế bào gốc sống không thể tồn tại trong các công thức mỹ phẩm. Do đó, các sản phẩm chăm sóc da thường chứa chiết xuất tế bào gốc. Sản phẩm chăm sóc da chứa chiết xuất tế bào gốc có thể bảo vệ tổn thương do lão hóa, tái tạo tế bào [22].
Bổ sung các thành phần dưỡng ẩm tự nhiên cho da
Hàm lượng nước trong da bị mất vào môi trường do bốc hơi. Thành phần dưỡng ẩm tự nhiên được sử dụng để mô tả sự kết hợp của nhiều loại thành phần khác nhau, chẳng hạn như axit amin, axit hữu cơ, peptide, lactat, urê, axit uric, glucosamine và đường, vốn có trong lớp sừng tự nhiên và giữ ẩm cho da.
Sản phẩm dưỡng ẩm có tác dụng tái tạo nước cho da bằng cách giảm mất nước qua biểu bì và thông qua các công thức được tạo ra bằng cách mô phỏng theo các yêu tố giữ ẩm tự nhiên trên da.
Kết luận
Lão hóa da là một quá trình phức tạp, âm thầm và tiến triển ảnh hưởng đến một số chức năng nhất định, dựa trên nhiều lý do đã đề cập ở trên. Để việc ngăn ngừa làm chậm lão hóa đat hiệu quả thì cần thiết chúng ta nên hiểu rõ các nguyên nhân và cơ chế của lão hóa da. Từ đó việc ngăn ngừa lão hóa bao gồm bảo vệ da khỏi các yếu tố bức xạ, ô nhiễm môi trường, giảm thiểu gốc tự do, ngăn ngừa oxi hóa, dưỡng ẩm, tái tạo da được thực hiện một cách nhất quáng và căn nguyên hơn.
Tài liệu tham khảo
1. Mora Huertas AC, Schmelzer CE, Hoehenwarter W, Heyroth F, Heinz A. Molecular-level insights into aging processes of skin elastin. Biochimie. 2016 Sep-Oct;128-129:163-73. doi: 10.1016/j.biochi.2016.08.010. Epub 2016 Aug 26. PMID: 27569260.
2. Rinnerthaler M, Bischof J, Streubel MK, Trost A, Richter K. Oxidative stress in aging human skin. Biomolecules. 2015 Apr 21;5(2):545-89. doi: 10.3390/biom5020545. PMID: 25906193; PMCID: PMC4496685.
3. Letsiou S. Tracing skin aging process: a mini- review of in vitro approaches. Biogerontology. 2021 Jun;22(3):261-272. doi: 10.1007/s10522-021-09916-z. Epub 2021 Mar 15. PMID: 33721158.
4. Lephart ED. Skin aging and oxidative stress: Equol’s anti-aging effects via biochemical and molecular mechanisms. Ageing Res Rev. 2016 Nov;31:36-54. doi: 10.1016/j.arr.2016.08.001. Epub 2016 Aug 9. PMID: 27521253.
5. Schumacher B, Pothof J, Vijg J, Hoeijmakers JHJ. The central role of DNA damage in the ageing process. Nature. 2021 Apr;592(7856):695-703. doi: 10.1038/s41586-021-03307-7. Epub 2021 Apr 28. PMID: 33911272; PMCID: PMC9844150.
6. Battie C, Jitsukawa S, Bernerd F, Del Bino S, Marionnet C, Verschoore M. New insights in photoaging, UVA induced damage and skin types. Exp Dermatol. 2014 Oct;23 Suppl 1:7-12. doi: 10.1111/exd.12388. PMID: 25234829.
7. Xiao-hui, H. U., G. A. O. Feng-hou, and F. A. N. G. Yong. “Senescence of human skin fibroblasts induced by ultraviolet B and its mechanism.” JOURNAL OF SHANGHAI JIAOTONG UNIVERSITY (MEDICAL SCIENCE) 30.7 (2010): 807.
8. Niu, Yiwen MD*; Xie, Ting MD†; Ge, Kui MD*; Lin, Yuan MD‡; Lu, Shuliang MD, PhD*. Effects of Extracellular Matrix Glycosylation on Proliferation and Apoptosis of Human Dermal Fibroblasts Via the Receptor for Advanced Glycosylated End Products. The American Journal of Dermatopathology 30(4):p 344-351, August 2008. | DOI: 10.1097/DAD.0b013e31816a8c5b
9. Gragnani, A. , Cornick, S. , Chominski, V. , Ribeiro de Noronha, S. , Alves Corrêa de Noronha, S. and Ferreira, L. (2014) Review of Major Theories of Skin Aging. Advances in Aging Research, 3, 265-284. doi: 10.4236/aar.2014.34036.
10. Akbari, Abolfazl, Gholamali Jelodar, and Saeed Nazifi. “Vitamin C protects rat cerebellum and encephalon from oxidative stress following exposure to radiofrequency wave generated by a BTS antenna model.” Toxicology mechanisms and methods 24.5 (2014): 347-352.
11. Keen MA, Hassan I. Vitamin E in dermatology. Indian Dermatol Online J. 2016 Jul-Aug;7(4):311-5. doi: 10.4103/2229-5178.185494. PMID: 27559512; PMCID: PMC4976416.
12. Bocheva, Georgeta, et al. “Protective role of melatonin and its metabolites in skin aging.” International journal of molecular sciences 23.3 (2022): 1238.
13. Zhou X, Cao Q, Orfila C, Zhao J, Zhang L. Systematic Review and Meta-Analysis on the Effects of Astaxanthin on Human Skin Ageing. Nutrients. 2021 Aug 24;13(9):2917. doi: 10.3390/nu13092917. PMID: 34578794; PMCID: PMC8472736.
14. Avadhani KS, Manikkath J, Tiwari M, Chandrasekhar M, Godavarthi A, Vidya SM, Hariharapura RC, Kalthur G, Udupa N, Mutalik S. Skin delivery of epigallocatechin-3-gallate (EGCG) and hyaluronic acid loaded nano-transfersomes for antioxidant and anti-aging effects in UV radiation induced skin damage. Drug Deliv. 2017 Nov;24(1):61-74. doi: 10.1080/10717544.2016.1228718. PMID: 28155509; PMCID: PMC8253143.
15. Robert, L., et al. “Age-and passage-dependent upregulation of fibroblast elastase-type endopeptidase activity. Role of advanced glycation endproducts, inhibition by fucose-and rhamnose-rich oligosaccharides.” Archives of gerontology and geriatrics 50.3 (2010): 327-331.
16. Pageon H, Azouaoui A, Zucchi H, Ricois S, Tran C, Asselineau D. Potentially beneficial effects of rhamnose on skin ageing: an in vitro and in vivo study. Int J Cosmet Sci. 2019 Jun;41(3):213-220. doi: 10.1111/ics.12523. Epub 2019 May 6. PMID: 30845349.
17. Heng MC. Curcumin targeted signaling pathways: basis for anti-photoaging and anti-carcinogenic therapy. Int J Dermatol. 2010 Jun;49(6):608-22. doi: 10.1111/j.1365-4632.2010.04468.x. PMID: 20618464.
18. Feng Z, Qin Y, Huo F, Jian Z, Li X, Geng J, Li Y, Wu J. NMN recruits GSH to enhance GPX4-mediated ferroptosis defense in UV irradiation induced skin injury. Biochim Biophys Acta Mol Basis Dis. 2022 Jan 1;1868(1):166287. doi: 10.1016/j.bbadis.2021.166287. Epub 2021 Oct 6. PMID: 34626772.
19. Shao, Yuan, et al. “Molecular basis of retinol anti‐ageing properties in naturally aged human skin in vivo.” International journal of cosmetic science 39.1 (2017): 56-65.
20. Tang SC, Yang JH. Dual Effects of Alpha-Hydroxy Acids on the Skin. Molecules. 2018 Apr 10;23(4):863. doi: 10.3390/molecules23040863. PMID: 29642579; PMCID: PMC6017965.
21.Zhang L, Falla TJ. Cosmeceuticals and peptides. Clin Dermatol. 2009 Sep-Oct;27(5):485-94. doi: 10.1016/j.clindermatol.2009.05.013. PMID: 19695481.
22. Trehan S, Michniak-Kohn B, Beri K. Plant stem cells in cosmetics: current trends and future directions. Future Sci OA. 2017 Jul 12;3(4):FSO226. doi: 10.4155/fsoa-2017-0026. PMID: 29134115; PMCID: PMC5674215.