Cây sả chanh (Cymbopogon citratus), được trồng chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Là thành phần phổ biến trong nền ẩm thực Việt Nam và các nước châu Á khác. Tiền tố “chanh” cho thấy mùi giống chanh đặc trưng của nó, nguyên nhân chủ yếu là do sự hiện diện của citral. Tinh dầu sả chanh (lemongrass essential oil), được chiết ra từ mọi bộ phận của loài thực vật này bằng phương pháp chưng cất hơi nước. Nhờ có mùi thơm dễ chịu và nhiều đặc tính sinh học có lợi nên tinh dầu sả chanh được ứng dụng mạnh mẽ trong nhiều lĩnh vực như chế biến thực phẩm, làm đẹp và chăm sóc sức khỏe .v.v. Hãy cùng KIẾN KHÔNG NGỦ tìm hiểu từng lợi ích mà tinh dầu sả chanh mang lại nhé.
Thành phần chính trong tinh dầu sả chanh
Tinh dầu sả chanh được chiết xuất từ lá chứa khoảng 1 – 2% tinh dầu ở khối lượng khô [1]. Điểm đặc trưng của loại tinh dầu này là màu vàng nhạt có vị hăng và thơm mùi chanh.
Thành phần hóa học của tinh dầu thu được từ cây sả chanh được nghiên cứu rộng rãi bằng phương pháp sắc ký khí (GC) và phương pháp sắc ký khí kết hợp quang phổ khối (GC/MS). Thành phần của tinh dầu sả chanh gồm citral là thành phần chính(65 – 85%) và các hợp chất khác như myrcene, geraniol, citronellal, limonene v.v.
Citral
Citral là hỗn hợp của hai đồng phân hình học. Đồng phần E được dọi là geranial hoặc citral A và đồng phân Z được gọi là neral hoặc citral B.
Chất lượng tinh dầu sả chanh được đánh giá bằng hàm lượng citral của nó. Một sản phẩm tinh dầu sả chất lượng phải chứa ít nhất 75% citral [2]. Chất lượng và số lượng tinh dầu có mối liên hệ chặt chẽ với giai đoạn phát triển của toàn bộ cây [3].
Myrcen
Một hợp chất hóa học khác thường có trong tinh dầu sả là myrcen. Hàm lượng phần trăm myrcen trong tinh dầu sả chanh có sự chênh lệch lớn theo khu vực địa lý [4].
Các thành phần khác
Bên cạnh citral và myrcene, geraniol, citronellal và limo-nene thường được phát hiện với hàm lượng cao hơn 1% trong một số mẫu.
Lượng citronellal trong tinh dầu rất đa dạng: từ 0,12% đến 12,77%. Đối với các loại rượu được xác định trong tinh dầu của cây sả chanh, geraniol là loại được tìm thấy thường xuyên nhất (1,34% đến 21,86%).
Ester được xác định với số lượng đáng kể là geranyl acetate (0,24% đến 3,42%).
Terpenes được phát hiện thường xuyên nhất, bên cạnh myrcene và limonene, là α-pinene (0.01–2.12%), β-pinene (0.3–6.00%), β-caryophyllene (0.1–2.46%), β-ocimene (0.15– –0.3%), and α-copaene (1.13–1.29%).
Các thành phần nhỏ khác cũng được tìm thấy trong tinh dầu là; : -citronellol, globulol, lin- alool, hinesol, borneol, isopulegol, trans-verbenol, cis-verben- ol, nerol, trans-farnesol, 3-methylcyclohexanol, γ-eucalyptol, carotol, α-cardinol, cubenol, terpinen-4-ol, citronellyl acetate, citronellyl isobutyrate, piperitone, (+)-carvotanacetone, lauraldehyde, 2-undecanone, α-cubebene, α-muurolene, γ-muurolene, và β-guaiene.
Thành phần hóa học của tinh dầu sả chanh có mối tương quan chặt chẽ với nguồn gốc địa lý. Các giai đoạn thu hoạch khác nhau cũng dẫn đến thành phần tinh dầu có sự khác biệt đáng kể.
Hoạt tính sinh học của tinh dầu sả chanh
Hoạt tính sinh học của tinh dầu sả chanh được nghiên cứu rộng rãi, bao gồm đặc biệt là hoạt tính kháng khuẩn, hoạt tính kháng nấm, hoạt tính chống oxi hóa, hoạt tính kháng viêm, hoạt tính xua đuổi và tiêu diệt côn trùng.
Hoạt tính kháng khuẩn
Tính chất kháng khuẩn của tinh dầu sả phụ thuộc vào sự hiện diện của ba thành phần chính: geranial, neral và myrcene [5].
Geranial và neral riêng lẻ gây ra tác dụng kháng khuẩn đối với các vi khuẩn gram âm và gram dương, trong khi myrcene không cho thấy hoạt động kháng khuẩn có thể quan sát được riêng lẻ. Tuy nhiên, myrcene được quan sát thấy tạo ra hoạt tính sinh học tăng cường khi được trộn với geranial hoặc neral hoặc cả hai.
Hoạt tính kháng nấm
Hoạt tính kháng nấm cao của tinh dầu sả chanh được cho là sự hiện diện của đồng phân citral. Thành phần này tương tác chủ yếu với thành tế bào của vi nấm [6].
Các nghiên cứu chỉ ra tinh dầu sả chanh thể hiên hoạt tính gậy độc với các loại nấm như Colletotricum truncatum, Fusarium spp., Penicillium spp. và Crysosporium spp. [7].
Tinh dầu sả chanh cũng đã được nghiên cứu đối với Candida albicans, Candida parapsi-losis, Candida tropicalis, Candida glabrata và Candida krusei và kết quả cho thấy chúng đều nhạy cảm với tinh dầu. Điều này chỉ ra tiềm năng ứng dụng tinh dầu sả chanh trong các bệnh nhiễm trùng CandidaZ [8].
Tinh dầu sả chanh gây độc đối với các loại nấm gây hại sau thu hoạch như Aspergillus sp., Fusarium sp. nên có tác dụng rất lớn trong việc bảo quản nông sản, thực phẩm [9].
Hoạt tính chống oxi hóa
Hoạt tính chống oxi hóa của tinh dầu sả chanh là do tác dụng hiệp đồng của tất cả thành phần của nó. Các báo cáo chỉ ra thành phần citral trong tinh dầu sả chanh cũng cho thấy hoạt động chống oxi hóa [10].
Hoạt động chống oxi hóa của tinh dầu sả chanh được thử nghiệm bằng phương pháp đo khả năng loại bỏ gốc tự do, hoạt động tạo phức kim lọaị, dập tắt oxi đơn [11].
Hoạt tính kháng viêm
Các thành phần chính của tinh dầu sả chanh, geranial và neral được báo cáo là có khả năng kiểm soát quá trình gây viêm [12].
Sử dụng tinh dầu sả chanh đường uống hoặc bôi tại chỗ cho thấy tác dụng chống viêm [13].
Hoạt tính xua đuổi và tiêu diệt côn trùng
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, tinh dầu sả chanh chứa các thành phần citral và myrcene, citronellol và geraniol có tác dụng xua đuổi côn trùng và tiêu diệt sâu tơ [14, 15].
Ứng dụng tinh dầu sả chanh
Trong nghành thực phẩm
Tinh dầu sả chanh bổ sung vào các sản phẩm nước sốt, bánh kẹo, đồ uống giúp mang lại vị và mùi thom tốt hơn cho sản phẩm cuối cùng.
Bổ sung tinh dầu sả chanh vào thực phẩm chất năng như là thành phần hỗ trợ cải thiện sức khỏe nhờ chứa các thành phần chống oxi hóa, ngăn ngừa hình thành các gốc tự do.
Các thành phần trong tinh dầu sả, đặc biệt là citral được đưa vào nhiều loại thực phẩm để tăng thời gian bảo quản mà không bị hư hại.
Trong nghành nông nghiệp
Nhờ có đặc tính xua đuổi và tiêu diệt côn trùng nên tinh dầu sả chanh được bổ sung vào các sản phẩm thuốc trừ sâu cho cây trồng.
Tinh dầu sả chanh được ứng dụng trong các sản phẩm diệt nấm hại cây trồng nhờ đặc tính kháng nấm của nó.
Trong ngành hóa mỹ phẩm
Các thành phần geraniol và neral trong tinh dầu sả chanh có tác dụng tăng cường hương thơm trong nước hoa, và là thành phần tự nhiên nên không gây hại cho da và hương thơm lưu lại lâu hơn.
Tinh dầu sả chanh có đặc tính kháng khuẩn và làm sạch nên được bổ sung vào các sản phẩm khử mùi giúp chống lại mùi cơ thể khó chịu, ngăn ngừa nhiễm trùng do nấm và vi khuẩn.
Trong dầu gội, tinh dầu sả chanh được dùng như thành phần xua đuổi cháy, và cũng được dùng để giảm gàu nhờ đặc tính kháng khuẩn, kháng nấm và chống viêm.
Tinh dầu sả chanh được sử dụng trong liệu pháp xông tinh dầu để tạo hương thơm, không gian thư giản.
Trong nghành dược phẩm
Nhờ các hoạt dộng kháng khuẩn, kháng nấm và chống oxi hóa. Tinh dầu sả chanh được ứng dụng trong nghành dược để sản xuất các sản phẩm điều trị nấm da, giảm viêm, ngăn chặn tác nhân gây bệnh.
Tài liệu tham khảo
1. Skaria, B.P., Joy, P.P., Mathew, G., Mathew, S., Joseph, A. (2012). Lemongrass. In K.V. Peter (Ed.), Handbook of Herbs and Spices, vol. 2, 2nd edition, Woodhead Publ. LTD, Abington Hall Abington, Cambridge CB1 6AH, Cambs, England, vol. 228, pp. 348 – 370.
2. Barbosa LC, Pereira UA, Martinazzo AP, Maltha CR, Teixeira RR, Melo Ede C. Evaluation of the chemical composition of Brazilian commercial Cymbopogon citratus (D.C.) stapf samples. Molecules. 2008 Aug 27;13(8):1864-74. doi: 10.3390/molecules13081864. PMID: 18794790; PMCID: PMC6244952.
3. Verma, Rajesh & Verma, Ram & Chauhan, Amit & Bisht, Anand. (2015). Evaluation of essential oil yield and chemical composition of eight lemongrass (Cymbopogon spp.) cultivars under Himalayan region. Journal of Essential Oil Research. 27. 197-203. 10.1080/10412905.2015.1014936.
4. Majewska, Ewa, et al. “Lemongrass (Cymbopogon citratus) essential oil: extraction, composition, bioactivity and uses for food preservation-a review.” Polish Journal of Food and Nutrition Sciences 69.4 (2019).
5. Onawunmi GO, Yisak WA, Ogunlana EO. Antibacterial constituents in the essential oil of Cymbopogon citratus (DC.) Stapf. J Ethnopharmacol. 1984 Dec;12(3):279-86. doi: 10.1016/0378-8741(84)90057-6. PMID: 6442749.
6. Premathilake, U.G.A.T., Wathugala, D.L., Dharmadasa, R.M. (2018). Evaluation of chemical composition and assessment of antimicrobial activities of essential oil of lemongrass (Cymbo- pogon citratus (DC.) Stapf. International Journal of Minor Fruits, Medicinal and Aromatic Plants, 4(1), 13–19.
7. Silva Cde B, Guterres SS, Weisheimer V, Schapoval EE. Antifungal activity of the lemongrass oil and citral against Candida spp. Braz J Infect Dis. 2008 Feb;12(1):63-6. doi: 10.1590/s1413-86702008000100014. PMID: 18553017.
8. Nguefack J, Dongmo JB, Dakole CD, Leth V, Vismer HF, Torp J, Guemdjom EF, Mbeffo M, Tamgue O, Fotio D, Zollo PH, Nkengfack AE. Food preservative potential of essential oils and fractions from Cymbopogon citratus, Ocimum gratissimum and Thymus vulgaris against mycotoxigenic fungi. Int J Food Microbiol. 2009 May 31;131(2-3):151-6. doi: 10.1016/j.ijfoodmicro.2009.02.009. Epub 2009 Mar 4. PMID: 19268382.
9. Leite MC, Bezerra AP, de Sousa JP, Guerra FQ, Lima Ede O. Evaluation of Antifungal Activity and Mechanism of Action of Citral against Candida albicans. Evid Based Complement Alternat Med. 2014;2014:378280. doi: 10.1155/2014/378280. Epub 2014 Aug 28. PMID: 25250053; PMCID: PMC4163309.
10. Baschieri A, Ajvazi MD, Tonfack JLF, Valgimigli L, Amorati R. Explaining the antioxidant activity of some common non-phenolic components of essential oils. Food Chem. 2017 Oct 1;232:656-663. doi: 10.1016/j.foodchem.2017.04.036. Epub 2017 Apr 12. PMID: 28490124.
11. Viuda-Martos M, El Gendy Ael-N, Sendra E, Fernández-López J, Abd El Razik KA, Omer EA, Pérez-Alvarez JA. Chemical composition and antioxidant and anti-Listeria activities of essential oils obtained from some Egyptian plants. J Agric Food Chem. 2010 Aug 25;58(16):9063-70. doi: 10.1021/jf101620c. Epub 2010 Jul 28. PMID: 20662540.
12. Pérez G, Salud, et al. “Anti-inflammatory activity of some essential oils.” Journal of Essential Oil Research 23.5 (2011): 38-44.
13. Boukhatem MN, Ferhat MA, Kameli A, Saidi F, Kebir HT. Lemon grass (Cymbopogon citratus) essential oil as a potent anti-inflammatory and antifungal drugs. Libyan J Med. 2014 Sep 19;9(1):25431. doi: 10.3402/ljm.v9.25431. PMID: 25242268; PMCID: PMC4170112.
14. Châu, Mai Hải. “Hiệu quả phòng trừ sâu tơ (Plutella xylostella L.) hại rau của tinh dầu sả (Cymbopogon citratus).” TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÂM NGHIỆP 2 (2023): 003-009.
15. Narayan, P. and Maheshwari, R. K. 2017. Astonishing Cymbopogon citratus (Lemongrass) for healthcare prakash. Res. J. Chem. Environ. Sci. 5(5):84-90. http://www.aelsindia.com/rjcesoctober2017/15.pdf.