Đảng Sâm (Codonopsis pilosula), thuộc chi Codonopsis, từ lâu đã được biết đến trong y học cổ truyền vì những lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Gần đây, thảo dược này đang ngày càng được ưa chuộng trong lĩnh vực làm đẹp nhờ khả năng nuôi dưỡng làn da và mái tóc từ gốc. Hãy cùng Kiến Không Ngủ tìm hiểu về các hợp chất có lợi trong đảng sâm và lợi ích của nó nhé.

Hoa-va-cu-condonopsis-pilosula
Hoa và củ đảng sâm Codonopsis pilosula.

Thành phần hóa học

Trên thế giới đã có các nghiên cứu về thành phần hoá học của đảng sâm, các nghiên cứu chỉ ra rằng trong cây đảng sâm có chứa các hợp chất polyacetylenes, triterpenes, alkaloids, flavonoid, saponin và polysaccharide; trong đó, phần củ chứa các thành phần chủ yếu gồm saponin và polysaccharide [1, 2, 3].

Alkaloids

Alkaloids của cây đẳng sâm chủ yếu được tìm thấy ở bộ phận rễ, gồm các hợp chất radicamine A, codonopyrrolidium A, codonopyrrolidium B, codonopsinol, codonopiloside, tryptophan, perlolyrine, nicotinic acid, uracil, adenosine [4, 5, 6].

Cấu trúc hóa học alkaloids của Condonopsis sp. Nguồn: Springer

Phenylpropanoids

Các phenylpropanoid của đảng sâm gồm có tangshenosides, cordifoliketones, coniferaldehyde, coniferoside, isoconiferin, nervolans, dillapiole, 1-allyl-2,6-dimethoxy-3,4-methylenedioxybenzene, 4-allyl-2-(3-methylbut-2-en-1-yl), phenol, syringin [1].

Triterpens

Các triterpen của đảng sâm bao gồm: codonopilate, 24-Methylenecycloartanyl linolate, 24-Methylenecycloartan-3-ol, friedelin, stigmast-7-en-3-one, taraxerol, lancemaside, α-spinasterol, taraxeryl acetate, lobetyolinin, lobetyol, cordifolioidyne v.v. [7, 8].

Polyacetylenes

Lobetyolin , lobetyolinin, lobetyol và cordifolioidynes là các hợp chất polyacetylene được tìm thấy từ rễ và các bộ phận trên thân cây đảng sâm [9, 10, 11].

Flavones

Cho đến hiện tại, hesperidin là plavone duy nhất được tim thấy trên cây đảng sâm Condonopsis pilosula.

Acid hữu cơ

Các nghiên cứu hiện tại cho thấy sự hiện diện của các acid hữu cơ chi đảng sâm như: succinic acid, angelicin, psoralen, atractylenolide III, geniposide, hexyl-β-D-glucopyranoside, butyl-β-D-fructournanoside, β-sitosterol .v.v [4, 8, 12].

Tinh dầu

Là một trong những thành phần quan trọng, tinh dầu của một số loài đẳng sâm đã được báo cáo. Tinh dầu chủ yếu từ cây Codonopsis pilosula được xác định bằng phương pháp sắc ký khí – quang phổ khối (Gas Chromatography/Mass Spectroscopy – GC/MS) , chủ yếu chứa este dibatyl-1,2-benzonedicarboxylic, axit heptedecanoic và 2,4,5-triisopropyl styrene [13].

Polysaccharides

Thành phần polysaccaride trong đảng sâm đã được nghiên cứu cho thấy cấu trúc và khối lượng phân tử đa dạng . Các hợp chất được phân lập bao gồm alactose, arabinose, rhamnose và acid galacturonic [14, 15, 16].

Đặc tính sinh học

Hoạt động chống khối u

Polysaccharide từ đảng sâm được chứng minh có thể ức chế hoạt động của tế bào ung thư biểu mô dạ dày và tế bào ung thư biểu mô gan ở người [16, 17].

dang-sam-chong-khoi-u-chong-tieu-duong
Đảng sâm có tác dụng chống khối u, chống tiểu đường, kháng viêm, bảo vệ thần kinh, chống gốc tự do.

Chống tiểu đường

Các nghiên cứu hiện đại chỉ ra polysaccharide từ condonopsis pilosula có thể làm giảm một cách hiệu quả lượng đường trong máu, tăng cường hoạt động của enzym superoxide dismutase (SOD) và làm giảm hàm lượng malondialdehyde (MDA) trong huyết thanh. Chiết xuất nước từ rễ cây đảng sâm cũng được chứng minh làm chậm quá trình tiến triển của bệnh tiểu đường [18, 19].

Chống oxi hóa

Hoạt động chống oxi hóa của đảng sâm thông qua hoạt động của polysaccharide làm tăng cường hoạt động của enzym SOD và đồng thời làm giảm MDA trong huyết thanh. Qua đó làm giảm hoạt động của các gốc tự do [20, 21].

Tăng khả năng miễn dịch

Polysaccharide trong đảng sâm kích thích sự tăng sinh tế bào lympho, tăng chỉ số hoạt động thực bào của đài thực bào lympho ngoại vi [14].

Bảo vệ thần kinh

Các hợp chất alkaloids từ cây đẳng sâm được chứng minh tăng cường đáng kể sự phát triển của tế bào thần kinh [22]. Lancemaside A là thành phần có tác dụng cải thiện tình trạng thiếu hụt trí nhớ, mất ngủ [23].

Ứng dụng đảng sâm trong lĩnh vực làm đẹp

Chăm sóc da

Đảng sâm thường được sử dụng dưới dạng chiết xuất trong làm đẹp và chăm sóc da. Các thành phần có hoạt tính chống oxi hóa mạnh trong đảng sâm có tác dụng ức chế đối với tình trạng lão hóa tế bào [24, 25]. Nhiều sản phẩm chăm sóc da ứng dụng chiết xuất từ cây đẳng sâm đã được phát triển.

Chăm sóc tóc

Đảng sâm chứa các hợp chất có hiệu quả chống gốc tự do, kháng viêm. Vì vậy chiết xuất đảng sâm được bổ sung như một thành phần bảo vệ tóc và da đầu chống lại các gốc tự do là một phần nguyên nhân gây nên chứng rụng tóc.

Tài liệu tham khảo

1. He, Jing-Yu, et al. “The genus Codonopsis (Campanulaceae): a review of phytochemistry, bioactivity and quality control.” Journal of natural medicines 69 (2015): 1-21.

2. Feng, Ya-Jing, et al. “Study on chemical constituents of Codonopsis pilosula.” Zhongguo Zhong yao za zhi= Zhongguo Zhongyao Zazhi= China Journal of Chinese Materia Medica 42.1 (2017): 135-139.

3. Chen Y, Zhu Y, Wei J, Liang N. [Chemical components of Codonopsis pilosula (Franch.) Nannf. var. volubilis (Nannf.) L.T. Shen]. Zhongguo Zhong Yao Za Zhi. 1995 Oct;20(10):611-2, 639-40. Chinese. PMID: 8679078.

4. Qing, H. E., et al. “Study on chemical constitutes of {sl Codonopsis pilosula}.” Zhongguo yao xue za zhi (Zhongguo yao xue hui: 1989) 41.1 (2006): 10-12.

5. Liu T, Liang W, Tu G. Perlolyrine: a beta-carboline alkaloid from Codonopsis pilosula. Planta Med. 1988 Oct;54(5):472-3. doi: 10.1055/s-2006-962513. PMID: 17265328.

6. Wakana D, Kawahara N, Goda Y. Two new pyrrolidine alkaloids, codonopsinol C and codonopiloside A, isolated from Codonopsis pilosula. Chem Pharm Bull (Tokyo). 2013;61(12):1315-7. doi: 10.1248/cpb.c13-00516. PMID: 24436963.

7. Wakana D, Kawahara N, Goda Y. Three new triterpenyl esters, codonopilates A-C, isolated from Codonopsis pilosula. J Nat Med. 2011 Jan;65(1):18-23. doi: 10.1007/s11418-010-0447-0. Epub 2010 Jul 17. PMID: 20640521.

8. Qi, H. Y., et al. “Studies on the chemical constituents of Codonopsis pilosula.” Zhong yao cai= Zhongyaocai= Journal of Chinese Medicinal Materials 34.4 (2011): 546-548.

9. Ishida S, Okasaka M, Ramos F, Kashiwada Y, Takaishi Y, Kodzhimatov OK, Ashurmetov O. New alkaloid from the aerial parts of Codonopsis clematidea. J Nat Med. 2008 Apr;62(2):236-8. doi: 10.1007/s11418-007-0219-7. Epub 2008 Jan 11. PMID: 18404331.

10. Mei, Ren‐Qiang, et al. “Three new polyyne (= polyacetylene) glucosides from the edible roots of Codonopsis cordifolioidea.” Helvetica Chimica Acta 91.1 (2008): 90-96.

11. He JY, Zhu S, Goda Y, Cai SQ, Komatsu K. Quality evaluation of medicinally-used Codonopsis species and Codonopsis Radix based on the contents of pyrrolidine alkaloids, phenylpropanoid and polyacetylenes. J Nat Med. 2014 Apr;68(2):326-39. doi: 10.1007/s11418-013-0801-0. Epub 2013 Nov 8. PMID: 24203345.

12. Zhu, E-Y., et al. “Chemical study on the root of Codonopsis pilosnla.” JOURNAL-CHINA PHARMACEUTICAL UNIVERSITY 32.2 (2001): 94-95.

13. Jun, Xie, Zhang Yizheng, và Gu Yongzuo “Nghiên cứu các thành phần hóa học dễ bay hơi của Codonopsis pillosula.” Zhongguo yao xue za zhi (Zhongguo yao xue hui: 1989) 35.9 (2000): 583-586.

14. Yongxu, Sun, and Liu Jicheng. “Structural characterization of a water-soluble polysaccharide from the roots of Codonopsis pilosula and its immunity activity.” International Journal of Biological Macromolecules 43.3 (2008): 279-282.

15. Zhang YJ, Zhang LX, Yang JF, Liang ZY. Structure analysis of water-soluble polysaccharide CPPS3 isolated from Codonopsis pilosula. Fitoterapia. 2010 Apr;81(3):157-61. doi: 10.1016/j.fitote.2009.08.011. Epub 2009 Aug 15. PMID: 19686809.

16. Yang C, Gou Y, Chen J, An J, Chen W, Hu F. Structural characterization and antitumor activity of a pectic polysaccharide from Codonopsis pilosula. Carbohydr Polym. 2013 Oct 15;98(1):886-95. doi: 10.1016/j.carbpol.2013.06.079. Epub 2013 Jul 8. PMID: 23987425.

17. Yang, F. R., Z. M. Li, and J. P. Gao. “Separation and structural characterization and anti-tumor effect in vitro of polysaccharides from Radix Codonopsis.” Lishizhen Med Mater Med Res 22 (2011): 2876-2878.

18. Fu, P. P., T. Hong, and Z. Yang. “Effect of polysaccharides from Radix Codonopsis on insulin resistance in diabetic mice.” Lishizhen Med Mater Med Res 19.10 (2008): 2414-2416.

19. He K, Li X, Chen X, Ye X, Huang J, Jin Y, Li P, Deng Y, Jin Q, Shi Q, Shu H. Evaluation of antidiabetic potential of selected traditional Chinese medicines in STZ-induced diabetic mice. J Ethnopharmacol. 2011 Oct 11;137(3):1135-42. doi: 10.1016/j.jep.2011.07.033. Epub 2011 Jul 20. PMID: 21798327.

20. Xu, A. X., et al. “Study effect and its mechanism on resisting senility of PCPN.” Chin J Mod Appl Pharm S 2 (2006): 729-731.

21. Ng TB, Liu F, Wang HX. The antioxidant effects of aqueous and organic extracts of Panax quinquefolium, Panax notoginseng, Codonopsis pilosula, Pseudostellaria heterophylla and Glehnia littoralis. J Ethnopharmacol. 2004 Aug;93(2-3):285-8. doi: 10.1016/j.jep.2004.03.040. PMID: 15234766.

22. Liu JH, Bao YM, Song JJ, An LJ. Codonopsis pilosula (Franch) Nannf total alkaloids potentiate neurite outgrowth induced by nerve growth factor in PC12 cells. Acta Pharmacol Sin. 2003 Sep;24(9):913-7. PMID: 12956941.

23. Jung IH, Jang SE, Joh EH, Chung J, Han MJ, Kim DH. Lancemaside A isolated from Codonopsis lanceolata and its metabolite echinocystic acid ameliorate scopolamine-induced memory and learning deficits in mice. Phytomedicine. 2012 Dec 15;20(1):84-8. doi: 10.1016/j.phymed.2012.09.005. Epub 2012 Oct 15. PMID: 23079229.

24. Zhou Jing. “Study on the anti-aging effect of Codonopsis oligosaccharide and the development of moisturizing cream.” (2021).

25. Zhou, Jing, et al. “Interventional effect of Codonopsis pilosula oligosaccharides against D-galactose-induced aging in SD rats via suppression of oxidative stress, inflammation, and apoptosis.” Journal of Carbohydrate Chemistry 40.1-3 (2021): 115-134.