Tía tô là một loại thảo dược quen thuộc trong nền y học cổ truyền, không chỉ dùng làm gia vị trong các món ăn mà còn mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Bạn có biết rằng tía tô cũng có tác dụng tuyệt vời trong việc chăm sóc tóc và da đầu? Hãy cùng khám phá những lợi ích bất ngờ của tía tô đối với mái tóc và da đầu của bạn.
Thành phần hóa học của cây tía tô
Tía tô có tên khoa học là Perilla frutescens (L.) Britt (hay Perilla frutescens var. crispa) thuộc chi tía tô (Perilla), họ Bạc hà (Hoa môi) (Lamiaceae), là một loại rau thơm phổ biến ở Việt Nam và cũng một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền Á Đông, đặc biệt là tại Việt Nam, Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài việc được sử dụng như một loại gia vị trong ẩm thực, cây tía tô còn được biết đến với nhiều lợi ích trong chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là chăm sóc tóc và da đầu.
Cây tía tô chứa nhiều thành phần hóa học đa dạng, chủ yếu bao gồm tinh dầu dễ bay hơi, flavonoid, axit phenolic, anthocyanin, polysaccharides, triterpenes và steroid [1]. Các chất này nhiều hoạt động sinh học, bao gồm chống viêm, kháng khuẩn và kháng nấm, chống trầm cảm, chống ung thư, chống béo phì, chống oxy hóa, chống loãng xương, chống loét và các tác dụng khác.
Tinh dầu
Các terpen chính trong dầu dễ bay hơi của tía tô là monoterpen và sesquiterpen. Trong số các thành phần phân lập được bao gồm: geraniol, linalool, limonene và menthone thuộc về monoterpenes; trong khi farnesene, nerolidol, germancrane và elemene là sesquiterpenes [2]. Những hợp chất này có tác dụng có tác kháng khuẩn, kháng nấm, chống viêm hiệu quả [3,4,5].
Flavonoid
Một số loại flavonoid đã được phân lập từ P. frutescens, bao gồm luteolin, apigenin, luteolin-7- O -glucuronide, catechin, Vicenin-2, v.v. [6]. Flavonoid có nhiều hoạt động sinh học, chẳng hạn như đặc tính chống ung thư, chống ký sinh trùng, chống lão hóa và kháng virus [7].
Axit phenolic
Lá, thân và hạt của tía tô rất giàu các loại hợp chất phenolic khác nhau. Lá tạo thành axit rosmarinic, axit methylrosmarinic, axit caffeic và các dẫn xuất của nó bao gồm ethyl caffeate, methylcaffeate, vinyl caffeate, trans-p-menthenyl caffeate, axit caffeic-3- O -glucoside, (Z, E)-2-(3, 4-dihydroxyphenyl)ethenyl este của axit caffeic và (Z,E)-2-(3,5-dihydroxyphenyl)ethenyl este của axit caffeic [8]. Các hợp chất phenolic có tác dụng giảm viêm, chống dị ứng, hoạt động chống oxi hóa, chống trầm cảm, điều trị tiểu đường, hoạt động thúc đẩy tang trưởng tóc và giảm rụng tóc [9,10,11].
Anthocyanin
Anthocyanin là một loại sắc tố tự nhiên, quyết định đến màu sắc của lá và thân cây tía tô [12]. Anthocyanin trong cây tía tô được biết đến có tác dụng kháng viêm và chống tế bào ung thư [13].
Alkaloid, Phenylpropanoid và Terpenoid
Lá và thân có chứa một loại alkaloid quan trọng, neoechinulin A, có tác dụng chống viêm [14].
Lá và các bộ phận khác trên mặt đất của cây tía tô chứa nhiều phenylpropanoid quan trọng, chẳng hạn như elemicin, isoelemicin, myristicin và methylisoeugenol. Các hợp chất này được chứng minh có tác dụng chống trầm cảm, chống oxi hóa, ức chế tiền viêm.
Các terpenoid khác nhau trong lá và thân của cây tía tô bao gồm monoterpenoid, sesquiterpenoid và triterpenoid. Các hợp chất nỳ có hoạt tính sinh học chống viêm, kháng tế bào ung thư [15].
Lợi ích của cây tía tô trong chăm sóc tóc và da đầu
Thúc đẩy quá trình mọc tóc
Chiết xuất từ thân và lá của cây tía tô có tác dụng thúc đẩy quá trính tăng sinh và biệt hóa của nang tóc. Thành phần chiết xuất từ tía tô có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm, giảm rụng tóc . Hoạt động thúc đẩy tăng trưởng tóc của chiết xuất từ tía tô chủ yếu là do thành phần hoạt chất của nó là axit rosmarinic, làm tăng khả năng tồn tại của các tế bào nguyên bào sợi nang tóc sơ cấp (primary hair follicle fibroblast) [16].
Giúp làm giảm rụng tóc
Rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân, bao gồm căng thẳng, thiếu dinh dưỡng, và vấn đề sức khỏe da đầu. Cây tía tô với đặc tính chống viêm và kháng khuẩn có thể giúp giải quyết các vấn đề này, giảm thiểu rụng tóc hiệu quả. Hơn nữa, axit rosmarinic làm giảm chứng rụng tóc androgen do testosterone và dihydrotestosterone gây ra. Các hoạt động kháng khuẩn, chống viêm, chống leukotriene B4 và chống rụng tóc kháng androgen của rosmarinic acid trong lá tía tô, có tác dụng hiệp đồng, thúc đẩy sự phát triển của tóc [16,17 ].
Chăm sóc da đầu
Da đầu khỏe mạnh là yếu tố quan trọng để có mái tóc đẹp. Các hợp chất kháng khuẩn và chống viêm trong cây tía tô giúp làm sạch da đầu, loại bỏ vi khuẩn và nấm gây gàu, ngứa. Tinh dầu tía tô còn giúp làm dịu da đầu bị kích ứng, giảm viêm và thúc đẩy quá trình phục hồi da.
Bảo vệ tóc khỏi hư tổn
Các yếu tố môi trường như ánh nắng mặt trời, ô nhiễm không khí và hóa chất tổng hợp từ sản phẩm chăm sóc tóc có thể gây hại cho tóc. Các thành phần từ tía tô với khả năng chống oxi hóa mạnh mẽ giúp bảo vệ tóc khỏi các tác nhân này. Dầu từ hạt tía tô như các acid béo không bão hòa, tocopherol và tiền chất của nó có tác dụng dưỡng ẩm và bảo vệ tóc khỏi các tác nhân gây hại.
Sử dụng cây tía tô trong các sản phẩm chăm sóc tóc và da đầu
Dầu gội và dầu xả
Nhiều sản phẩm dầu gội và dầu xả trên thị trường hiện nay đã sử dụng chiết xuất từ cây tía tô để tận dụng những lợi ích của nó. Các sản phẩm này không chỉ làm sạch tóc và da đầu mà còn cung cấp dưỡng chất, giúp tóc chắc khỏe và bóng mượt.
Tinh dầu dưỡng tóc
Tinh dầu tía tô có thể được sử dụng trực tiếp hoặc kết hợp với các loại tinh dầu khác để làm dầu dưỡng tóc. Bạn có thể thoa tinh dầu lên tóc và da đầu, massage nhẹ nhàng để tinh dầu thẩm thấu vào nang tóc và da đầu, giúp nuôi dưỡng và bảo vệ tóc từ gốc đến ngọn.
Mặt nạ tóc
Mặt nạ tóc từ tía tô có thể giúp cung cấp độ ẩm và dưỡng chất cho tóc khô và hư tổn. Bạn có thể tự làm mặt nạ tóc bằng cách xay nhuyễn lá tía tô, trộn với dầu dừa hoặc dầu oliu, sau đó thoa đều lên tóc và ủ trong khoảng 30 phút trước khi gội sạch.
Kết luận
Cây tía tô ngoài việc được sử dụng cho mục đích ẩm thực còn là một loại thảo dược quen thuộc trong y học cổ truyền. Chiết xuất từ cây tía tô mang lại nhiều lợi ích trong chăm sóc tóc và da đầu. Các thành phần dinh dưỡng và hợp chất có lợi trong tía tô giúp kích thích mọc tóc, ngăn ngừa rụng tóc, chăm sóc da đầu và bảo vệ tóc khỏi hư tổn. Việc sử dụng cây tía tô trong các sản phẩm chăm sóc tóc và da đầu hoặc áp dụng các phương pháp truyền thống đều mang lại hiệu quả tích cực. Với những lợi ích vượt trội này, cây tía tô xứng đáng là một thành phần không thể thiếu trong các liệu pháp chăm sóc tóc và da đầu tự nhiên.
Tài liệu tham khảo
1. Yu H, Qiu JF, Ma LJ, Hu YJ, Li P, Wan JB. Phytochemical and phytopharmacological review of Perilla frutescens L. (Labiatae), a traditional edible-medicinal herb in China. Food Chem Toxicol. 2017 Oct;108(Pt B):375-391. doi: 10.1016/j.fct.2016.11.023. Epub 2016 Nov 24. PMID: 27890564.
2. Hou T, Netala VR, Zhang H, Xing Y, Li H, Zhang Z. Perilla frutescens: A Rich Source of Pharmacological Active Compounds. Molecules. 2022 Jun 2;27(11):3578. doi: 10.3390/molecules27113578. PMID: 35684514; PMCID: PMC9182122.
3. Zhou Q, Hu Z, Du L, Liu F, Yuan K. Inhibition of Enterococcus faecalis Growth and Cell Membrane Integrity by Perilla frutescens Essential Oil. Foodborne Pathog Dis. 2020 Sep;17(9):547-554. doi: 10.1089/fpd.2019.2771. Epub 2020 Mar 18. PMID: 32186920.
4. Wang D, Liu Y, Sun J, Sun Z, Liu F, Du L, Wang D. Fabrication and Characterization of Gelatin/Zein Nanofiber Films Loading Perillaldehyde for the Preservation of Chilled Chicken. Foods. 2021 Jun 3;10(6):1277. doi: 10.3390/foods10061277. PMID: 34205088; PMCID: PMC8229453.
5. Yang H, Sun W, Ma P, Yao C, Fan Y, Li S, Yuan J, Zhang Z, Li X, Lin M, Hou Q. Multiple Components Rapidly Screened from Perilla Leaves Attenuate Asthma Airway Inflammation by Synergistic Targeting on Syk. J Inflamm Res. 2020 Nov 13;13:897-911. doi: 10.2147/JIR.S281393. PMID: 33223845; PMCID: PMC7671475.
6. Yu H, Qiu JF, Ma LJ, Hu YJ, Li P, Wan JB. Phytochemical and phytopharmacological review of Perilla frutescens L. (Labiatae), a traditional edible-medicinal herb in China. Food Chem Toxicol. 2017 Oct;108(Pt B):375-391. doi: 10.1016/j.fct.2016.11.023. Epub 2016 Nov 24. PMID: 27890564.
7. Dias MC, Pinto DCGA, Silva AMS. Plant Flavonoids: Chemical Characteristics and Biological Activity. Molecules. 2021 Sep 4;26(17):5377. doi: 10.3390/molecules26175377. PMID: 34500810; PMCID: PMC8434187.
8. Paek JH, Shin KH, Kang YH, Lee JY, Lim SS. Rapid identification of aldose reductase inhibitory compounds from Perilla frutescens. Biomed Res Int. 2013;2013:679463. doi: 10.1155/2013/679463. Epub 2013 Nov 6. PMID: 24308003; PMCID: PMC3838804.
9. Takeda, Hiroshi, et al. “Rosmarinic acid and caffeic acid produce antidepressive-like effect in the forced swimming test in mice.” European journal of pharmacology 449.3 (2002): 261-267.
10. Wang, X.-F.; Li, H.; Jiang, K.; Wang, Q.-Q.; Zheng, Y.-H.; Tang, W.; Tan, C.-H. Anti-inflammatory constituents from Perilla frutescens on lipopolysaccharide-stimulated RAW2.647 cells. Fitoterapia 2018, 130, 61–65.
11. Li, Jing-Jie, et al. “The promotion of hair regrowth by topical application of a Perilla frutescens extract through increased cell viability and antagonism of testosterone and dihydrotestosterone.” Journal of natural medicines 72 (2018): 96-105.
12. Yoshida, Kumi, et al. “Structure of anthocyanins isolated from purple leaves of Perilla ocimoides L. var. crispa Benth and their isomerization by irradiation of light.” Agricultural and biological chemistry 54.7 (1990): 1745-1751.
13. He, Yan-Kang, You-Yuan Yao, and Ya-Ning Chang. “Characterization of anthocyanins in Perilla frutescens var. acuta extract by advanced UPLC-ESI-IT-TOF-MS n method and their anticancer bioactivity.” Molecules 20.5 (2015): 9155-9169.
14. Wang, Xiao-Feng, et al. “Anti-inflammatory constituents from Perilla frutescens on lipopolysaccharide-stimulated RAW264. 7 cells.” Fitoterapia 130 (2018): 61-65.
15. Banno, Norihiro, et al. “Triterpene acids from the leaves of Perilla frutescens and their anti-inflammatory and antitumor-promoting effects.” Bioscience, biotechnology, and biochemistry 68.1 (2004): 85-90.
16. Li JJ, Li Z, Gu LJ, Choi KJ, Kim DS, Kim HK, Sung CK. The promotion of hair regrowth by topical application of a Perilla frutescens extract through increased cell viability and antagonism of testosterone and dihydrotestosterone. J Nat Med. 2018 Jan;72(1):96-105. doi: 10.1007/s11418-017-1116-3. Epub 2017 Sep 13. PMID: 28905175.
17. Hou, T.; Netala, V.R.; Zhang, H.; Xing, Y.; Li, H.; Zhang, Z. Perilla frutescens: A Rich Source of Pharmacological Active Compounds. Molecules 2022, 27, 3578. https://doi.org/10.3390/molecules27113578