Là một loại cây nhiệt đới, quế có lẽ đã quá quen thuộc với chúng ta. Trong nền ẩm thực của Việt Nam hay các nước trên thế giới, quế là gia vị quan trọng và rất phổ biến. Không chỉ để nấu ăn, quế còn là vị thuốc truyền thống được sử dụng từ xa xưa, kể cả trong việc chăm sóc tóc tự nhiên.
Quế có nhiều lợi ích cho sức khỏe
Trên thế giới hiện tại đã phát hiện khoảng 250 loài quế khác nhau, được phân bố khắp thế giới [1]. Quế có mặt trong ngành công nghiệp hương liệu và tinh dầu, có thể kết hợp vào nhiều loại thực phẩm, nước hoa và sản phẩm dược phẩm [2]. Hương thơm trong quế có được là do cinnamaldehyde và trans-cinnamaldehyde – những thành phần quan trọng nhất của quế [3].
Ngoài việc sử dụng như một loại gia vị, quế còn có trong kẹo cao su do có tác dụng làm the mát khoang miệng và khử mùi hôi miệng [4]. Quế còn giúp cải thiện sức khỏe của ruột kết, giảm nguy cơ ung thư ruột kết [5]. Tinh dầu và các thành phần khác cũng có những hoạt tính sinh học quan trọng như kháng khuẩn [6][7], kháng nấm [8], chống oxy hóa [9], chống tiểu đường [10][11].
Không dừng lại ở đó, quế còn được sử dụng như một chất chống viêm [12], diệt giun sán [13], diệt côn trùng, chống nấm [14] và chống ung thư [15], xử lý các vấn đề răng miệng [16][17]. Hợp chất cinnamaldehyde có trong quế và thành phần (E)-cinnamaldehyde có trong tinh dầu quế có hoạt tính chống tyrosinase [18][19], vì thế mà quế được ứng dụng vào các sản phẩm làm sáng da.
Thành phần hóa học của quế bao gồm nhiều hợp chất nhựa như cinnamaldehyde, cinnamate, cinnamic acid và nhiều loại tinh dầu [20]. Hương vị cay và mùi thơm được tạo ra từ cinnamaldehyde. Một loạt tinh dầu được báo cáo tìm thấy trong quế như trans-cinnamaldehyde, caryophyllene oxide, b-caryophyllene, L-bornyl acetate, cinnamyl acetate, eugenol, L-borneol, E-nerolidol, α-cubebene, α-terpineol, terpinolene, and α-thujene [21][22].
Những lợi ích nổi bật của Quế
Chống oxy hóa
Các hợp chất chống oxy hóa đóng vai trò quan trọng trong đời sống chúng ta, giúp bảo vệ sức khỏe cho con người. Hay kể cả trong ngành sản xuất thực phẩm, chúng cũng giúp ngăn ngừa thực phẩm bị hư hỏng [23].
Một nghiên cứu được công bố vào năm 1998 cho thấy, các loại chiết xuất quế trong ether, nước hay methanol có hoạt động chống oxy hóa khả quan [9]. Các flavonoid khác nhau được phân lập từ quế có hoạt tính dọn gốc tự do và chống oxy hóa [24]. Cinnamaldehyde cùng các hợp chất khác của quế có tác dụng ức chế quá trình sản xuất nitric oxide [25]. Trong sản xuất thực phẩm, các nhà khoa học cũng đã tiến hành so sánh giữa 26 loại gia vị, và quế cho thấy hoạt tính chống oxy hóa cao nhất [26], có khả năng được ứng dụng làm chất chống oxy hóa trong thực phẩm.
Và nhiều nghiên cứu khác báo cáo đến sự hiện diện của các hợp chất phenolic trong quế, cho thấy hoạt động chống oxy hóa, chống lại các gốc tự do hydrogen peroxide, nitric oxide và lipid peroxide [27]. Ngoài ra, cinnamaldehyde còn có hoạt tính chống tyrosinase, ức chế tình trạng tăng sắc tố, được ứng dụng trong mỹ phẩm, thuốc và thực phẩm [28].
Chống viêm, kháng khuẩn
Tinh dầu quế và chiết xuất có hoạt động chống viêm bởi một số hợp chất flavonoid như gossypin, gnaphalin, hesperidin, hibifolin, hypolaetin, oroxindin, và quercetin [29][30]. Một thành phần có tên 2′-hydroxycinnamaldehyde được phân lập từ vỏ quế thể hiện tác dụng ức chế sản xuất nitric oxide, mang đến khả năng được sử dụng như một tác nhân chống viêm [31].
Quế là một tác nhân kháng khuẩn tự nhiên. Tinh dầu quế ức chế các loài vi khuẩn và nấm men [32] và khi kết hợp với tinh dầu đinh hương, tạo ra hỗn hợp chống lại vi khẩm gram âm và gram dương [33]. Hiện nay, các sản phẩm về răng miệng đã sử dụng quế để chống lại hệ vi khuẩn đường miệng.
Chống lại các rối loạn thần kinh
Trong một thí nghiệm trên chuột, cinnamophilin được phân lập từ quế cho thấy khả năng bảo vệ tổn thương do thiếu máu cục bộ ở não chuột [34]. Thành phần này cũng làm hạn chế đáng kể tổn thương tế bào thần kinh do thiếu oxygen glucose.
Các bệnh thần kinh như Parkinson hay Alzheimer xảy ra khá phổ biến ở những người từ 65 tuổi trở lên. Các nhà khoa học đã tiến hành thử nghiệm chiết xuất từ quế trên chuột, và nhận thấy có sự bảo vệ hệ thần kinh trung ương và chống lại sự stress oxy hóa, cho thấy tự tiềm năng của quế trong việc điều trị 2 loại bệnh này [35].
Chống tiểu đường
Tác dụng chống tiểu đường của vỏ quế đã được chứng minh ở các thí nghiệm trên chuột trong suốt nhiều năm qua. Chiết xuất quế không chỉ làm giảm lượng đường trong máu, mà còn làm giảm mức cholesterol [36].
Một số Polyphenol được phân lập từ quế có hoạt động giống insulin [37], có tác dụng hạ đường huyết. Tuy nhiên, một nghiên cứu về tiểu đường ở những phụ nữ mãn kinh, khi bổ sung quế vào quá trình điều trị, thì lại thấy khả năng kiểm soát đường kém đi [38], mặc dù quế đã được chứng minh có ích trong việc điều trị tiểu đường. Vì thế, vẫn cần phải có những thí nghiệm và nghiên cứu chặt chẽ hơn về hoạt tính sinh học này.
Chống ung thư
Chiết xuất quế có thể ức chế sự hình thành mạch máu liên quan đến ung thư, từ đó quế có khả năng được sử dụng để phòng ngừa ung thư [15]. Trong đó, cinnamaldehyde đóng vai trò như chất ức chế hình thành mạch máu, và một số chất hóa học có nguồn gốc từ cinnamaldehyde có thể ức chế sự phát triển của khối u [39].
Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra quế có chứa các thành phần như cinnamic acid [40], trans -cinnamaldehyde [41]… có lợi ích tiềm năng trong việc chống ung thư ở người.
Chống bệnh tim mạch
Bệnh tim mạch có lẽ khá phổ biến trên thế giới. Trong một nghiên cứu ở chuột về vấn đề tim mạch, các nhà khoa học thấy rằng cinnamic aldehyde và cinnamic acid được phân lập từ quế có tác dụng chống lại tình trạng thiếu máu cục bộ cơ tim [42]. Cinnamophilin có trong quế giúp phòng ngừa các bệnh mạch máu và xơ vữa động mạch [43].
Ngoài ra, khi sử dụng vỏ quế cho chuột, mức cholesterol có hại đã được giảm xuống [10]. Hay một thí nghiệm trên gà, tinh dầu quế làm giảm mức cholesterol [44].
Quế có giúp chăm sóc mái tóc chắc khỏe?
Quế không chỉ có mặt trong văn hóa ẩm thực ở nhiều nơi trên thế giới mà còn là một vị thuốc quan trọng. Chiết xuất và các thành phần của quế đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện sức khỏe con người. Thế nên, quế cũng có một vài lợi ích trong việc chăm sóc tóc.
Cải thiện sự phát triển của tóc
Một hợp chất có trong quế với cái tên Procyanidin được nghiên cứu vào năm 2019 [45] giúp các nhà sản xuất sản phẩm chăm sóc tóc có thêm một nguyên liệu giúp kích thích mọc tóc. Trước đó, một nghiên cứu trên chuột vào năm 2018 [46] xác định rằng tinh dầu quế có thể cải thiện độ dài lông chuột, có hiệu quả tương đương với việc bôi minoxidil 2%.
Việc hỗ trợ tóc phát triển của quế là nhờ vào cinnamaldehyde. Nó tăng cường lưu thông và lưu lượng máu đến nang tóc, giúp tóc có môi trường phát triển tốt.
Làm chậm quá trình rụng tóc
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rụng tóc như do nội tiết tố, rụng tóc sau sinh hay nang tóc bị thoái hóa do không nhận đủ lưu lượng máu. Nang tóc luôn cần máu và chất dinh dưỡng để giữ tóc chắc khỏe.
Cũng theo nghiên cứu vào năm 2018 ở trên, chất cinnamaldehyde có tác dụng tuần hoàn máu trên vùng da đầu, giảm tình trạng rụng tóc quá mức ở người lớn tuổi.
Giảm gàu
Quế có đặc tính kháng khuẩn, chống nấm, đặc biệt là quế có thể chống lại loài nấm men Malassezia, một loại nấm gây ra gàu [47]. Điều này cho thấy quế là thành phần có khả năng chống gàu trong các sản phẩm chăm sóc tóc.
Sử dụng quế để chăm sóc tóc cũng có một vài tác dụng phụ. Vì quế có tính nóng và có chứa tinh dầu nên có thể gây châm chích nhẹ, kích ứng da, cảm giác nóng rát. Tuy nhiên, các sản phẩm chăm sóc tóc như dầu xả, dầu gội thảo dược có lượng quế ở mức độ cho phép, nên chúng ta có thể hoàn toàn yên tâm sử dụng. Nếu sử dụng tinh dầu quế để kích thích mọc tóc hay trị gàu thì cần phải được pha loãng để tránh bỏng rát da đầu.
Tài liệu tham khảo
1. A. Sangal, Role of cinnamon as beneficial antidiabetic food adjunct: a review. Advances in Applied Science Research, 2011, Vol. 2, No. 4, 440-450 ref. 76. Department of Chemistry, Amity Institute of Applied Sciences, Amity University, Noida, Uttar Pradesh, India.
2. Tzou-Chi Huang, Hui-Yin Fu, Chi-Tang Ho, Di Tan, Yu-Ting Huang, Min-Hsiung Pan, Induction of apoptosis by cinnamaldehyde from indigenous cinnamon Cinnamomum osmophloeum Kaneh through reactive oxygen species production, glutathione depletion, and caspase activation in human leukemia K562 cells, Food Chemistry, Volume 103, Issue 2, 2007, Pages 434-443, ISSN 0308-8146, https://doi.org/10.1016/j.foodchem.2006.08.018.
3. Yeh HF, Luo CY, Lin CY, Cheng SS, Hsu YR, Chang ST. Methods for thermal stability enhancement of leaf essential oils and their main constituents from indigenous cinnamon (Cinnamomum osmophloeum). J Agric Food Chem. 2013 Jul 3;61(26):6293-8. doi: 10.1021/jf401536y. Epub 2013 Jun 18. PMID: 23738884.
4. Jakhetia, V., Patel, R., Khatri, P., Pahuja, N., Garg, S., Pandey, A., & Sharma, S. (2010). CINNAMON: A PHARMACOLOGICAL REVIEW. Journal of Advanced Scientific Research, 1(02), 19-23. Retrieved from https://sciensage.info/index.php/JASR/article/view/13
5. Wondrak GT, Villeneuve NF, Lamore SD, Bause AS, Jiang T, Zhang DD. The cinnamon-derived dietary factor cinnamic aldehyde activates the Nrf2-dependent antioxidant response in human epithelial colon cells. Molecules. 2010 May 7;15(5):3338-55. doi: 10.3390/molecules15053338. PMID: 20657484; PMCID: PMC3101712.
6. Chang ST, Chen PF, Chang SC. Antibacterial activity of leaf essential oils and their constituents from Cinnamomum osmophloeum. J Ethnopharmacol. 2001 Sep;77(1):123-7. doi: 10.1016/s0378-8741(01)00273-2. PMID: 11483389.
7. Liesel, Brenda & Gende, Liesel & Floris, Ignazio & Fritz, Rosalia & Eguaras, Martin. (2008). Antimicrobial activity of cinnamon(Cinnamomum zeylanicum) essential oil and its main components against Paenibacillus larvae from Argentine. Bulletin of Insectology. 61.
8. Wang SY, Chen PF, Chang ST. Antifungal activities of essential oils and their constituents from indigenous cinnamon (Cinnamomum osmophloeum) leaves against wood decay fungi. Bioresour Technol. 2005 May;96(7):813-8. doi: 10.1016/j.biortech.2004.07.010. PMID: 15607195.
9. Mancini-Filho J, Van-Koiij A, Mancini DA, Cozzolino FF, Torres RP. Antioxidant activity of cinnamon (Cinnamomum Zeylanicum, Breyne) extracts. Boll Chim Farm. 1998 Dec;137(11):443-7. PMID: 10077878.
10. Kim SH, Hyun SH, Choung SY. Anti-diabetic effect of cinnamon extract on blood glucose in db/db mice. J Ethnopharmacol. 2006 Mar 8;104(1-2):119-23. doi: 10.1016/j.jep.2005.08.059. Epub 2005 Oct 5. PMID: 16213119.
11. Jia Q, Liu X, Wu X, Wang R, Hu X, Li Y, Huang C. Hypoglycemic activity of a polyphenolic oligomer-rich extract of Cinnamomum parthenoxylon bark in normal and streptozotocin-induced diabetic rats. Phytomedicine. 2009 Aug;16(8):744-50. doi: 10.1016/j.phymed.2008.12.012. Epub 2009 May 22. PMID: 19464860.
12. Chao LK, Hua KF, Hsu HY, Cheng SS, Liu JY, Chang ST. Study on the antiinflammatory activity of essential oil from leaves of Cinnamomum osmophloeum. J Agric Food Chem. 2005 Sep 7;53(18):7274-8. doi: 10.1021/jf051151u. PMID: 16131142.
13. Kong JO, Lee SM, Moon YS, Lee SG, Ahn YJ. Nematicidal Activity of Cassia and Cinnamon Oil Compounds and Related Compounds toward Bursaphelenchus xylophilus (Nematoda: Parasitaphelenchidae). J Nematol. 2007 Mar;39(1):31-6. PMID: 19259472; PMCID: PMC2586484.
14. Cheng SS, Liu JY, Huang CG, Hsui YR, Chen WJ, Chang ST. Insecticidal activities of leaf essential oils from Cinnamomum osmophloeum against three mosquito species. Bioresour Technol. 2009 Jan;100(1):457-64. doi: 10.1016/j.biortech.2008.02.030. Epub 2008 Apr 18. PMID: 18396039.
15. Lu J, Zhang K, Nam S, Anderson RA, Jove R, Wen W. Novel angiogenesis inhibitory activity in cinnamon extract blocks VEGFR2 kinase and downstream signaling. Carcinogenesis. 2010 Mar;31(3):481-8. doi: 10.1093/carcin/bgp292. Epub 2009 Dec 7. PMID: 19969552; PMCID: PMC3105590.
16. Aneja, Kamal & Joshi, Radhika & Sharma, Chetan. (2009). Antimicrobial activity of Dalchini (Cinnamomum zeylanicum bark) extracts on some dental caries pathogens. Journal of Pharmacy Research. 2.
17. Gupta C, Kumari A, Garg AP, Catanzaro R, Marotta F. Comparative study of cinnamon oil and clove oil on some oral microbiota. Acta Biomed. 2011 Dec;82(3):197-9. PMID: 22783715.
18. Chou ST, Chang WL, Chang CT, Hsu SL, Lin YC, Shih Y. Cinnamomum cassia essential oil inhibits α-MSH-induced melanin production and oxidative stress in murine B16 melanoma cells. Int J Mol Sci. 2013 Sep 18;14(9):19186-201. doi: 10.3390/ijms140919186. PMID: 24051402; PMCID: PMC3794828.
19. Marongiu B, Piras A, Porcedda S, Tuveri E, Sanjust E, Meli M, Sollai F, Zucca P, Rescigno A. Supercritical CO2 extract of Cinnamomum zeylanicum: chemical characterization and antityrosinase activity. J Agric Food Chem. 2007 Nov 28;55(24):10022-7. doi: 10.1021/jf071938f. Epub 2007 Oct 30. PMID: 17966976.
20. Upali M. Senanayake, Terence H. Lee, and Ronald B. H. Wills, Volatile constituents of cinnamon (Cinnamomum zeylanicum) oils. Journal of Agricultural and Food Chemistry 1978 26 (4), 822-824. DOI: 10.1021/jf60218a031.
21. Tung YT, Chua MT, Wang SY, Chang ST. Anti-inflammation activities of essential oil and its constituents from indigenous cinnamon (Cinnamomum osmophloeum) twigs. Bioresour Technol. 2008 Jun;99(9):3908-13. doi: 10.1016/j.biortech.2007.07.050. Epub 2007 Sep 10. PMID: 17826984.
22. Tung YT, Yen PL, Lin CY, Chang ST. Anti-inflammatory activities of essential oils and their constituents from different provenances of indigenous cinnamon (Cinnamomum osmophloeum) leaves. Pharm Biol. 2010 Oct;48(10):1130-6. doi: 10.3109/13880200903527728. PMID: 20815702.
23. Milan Suhaj, Spice antioxidants isolation and their antiradical activity: a review, Journal of Food Composition and Analysis, Volume 19, Issues 6–7, 2006, Pages 531-537, ISSN 0889-1575, https://doi.org/10.1016/j.jfca.2004.11.005.
24. Okawa M, Kinjo J, Nohara T, Ono M. DPPH (1,1-diphenyl-2-picrylhydrazyl) radical scavenging activity of flavonoids obtained from some medicinal plants. Biol Pharm Bull. 2001 Oct;24(10):1202-5. doi: 10.1248/bpb.24.1202. PMID: 11642334.
25. Lee HS, Kim BS, Kim MK. Suppression effect of Cinnamomum cassia bark-derived component on nitric oxide synthase. J Agric Food Chem. 2002 Dec 18;50(26):7700-3. doi: 10.1021/jf020751f. PMID: 12475291.
26. Shan B, Cai YZ, Sun M, Corke H. Antioxidant capacity of 26 spice extracts and characterization of their phenolic constituents. J Agric Food Chem. 2005 Oct 5;53(20):7749-59. doi: 10.1021/jf051513y. PMID: 16190627.
27. Aravind R., Aneesh T.P., Bindu A.R., Bindu K., Estimation of Phenolics and Evaluation of Antioxidant activity of Cinnamomum malabatrum (Burm.F).Blume, Asian Journal of Research In Chemistry, Year : 2012, Volume : 5, Issue : 5, First page : ( 628) Last page : ( 632), Print ISSN : 0974-4169. Online ISSN : 0974-4150.
28. Yan Shi, Qing-Xi Chen, Qin Wang, Kang-Kang Song, Ling Qiu, Inhibitory effects of cinnamic acid and its derivatives on the diphenolase activity of mushroom (Agaricus bisporus) tyrosinase, Food Chemistry, Volume 92, Issue 4, 2005, Pages 707-712, ISSN 0308-8146, https://doi.org/10.1016/j.foodchem.2004.08.031.
29. Lin J, Opoku AR, Geheeb-Keller M, Hutchings AD, Terblanche SE, Jäger AK, van Staden J. Preliminary screening of some traditional zulu medicinal plants for anti-inflammatory and anti-microbial activities. J Ethnopharmacol. 1999 Dec 15;68(1-3):267-74. doi: 10.1016/s0378-8741(99)00130-0. PMID: 10624887.
30. García-Lafuente A, Guillamón E, Villares A, Rostagno MA, Martínez JA. Flavonoids as anti-inflammatory agents: implications in cancer and cardiovascular disease. Inflamm Res. 2009 Sep;58(9):537-52. doi: 10.1007/s00011-009-0037-3. Epub 2009 Apr 21. PMID: 19381780.
31. Lee SH, Lee SY, Son DJ, Lee H, Yoo HS, Song S, Oh KW, Han DC, Kwon BM, Hong JT. Inhibitory effect of 2′-hydroxycinnamaldehyde on nitric oxide production through inhibition of NF-kappa B activation in RAW 264.7 cells. Biochem Pharmacol. 2005 Mar 1;69(5):791-9. doi: 10.1016/j.bcp.2004.11.013. Epub 2005 Jan 16. PMID: 15710356.
32. Becerril R, Gómez-Lus R, Goñi P, López P, Nerín C. Combination of analytical and microbiological techniques to study the antimicrobial activity of a new active food packaging containing cinnamon or oregano against E. coli and S. aureus. Anal Bioanal Chem. 2007 Jul;388(5-6):1003-11. doi: 10.1007/s00216-007-1332-x. Epub 2007 Jun 6. PMID: 17551716.
33. P. Goñi, P. López, C. Sánchez, R. Gómez-Lus, R. Becerril, C. Nerín, Antimicrobial activity in the vapour phase of a combination of cinnamon and clove essential oils, Food Chemistry, Volume 116, Issue 4, 2009, Pages 982-989, ISSN 0308-8146, https://doi.org/10.1016/j.foodchem.2009.03.058.
34. Lee EJ, Chen HY, Hung YC, Chen TY, Lee MY, Yu SC, Chen YH, Chuang IC, Wu TS. Therapeutic window for cinnamophilin following oxygen-glucose deprivation and transient focal cerebral ischemia. Exp Neurol. 2009 May;217(1):74-83. doi: 10.1016/j.expneurol.2009.01.019. Epub 2009 Feb 5. PMID: 19416670.
35. Jana A, Modi KK, Roy A, Anderson JA, van Breemen RB, Pahan K. Up-regulation of neurotrophic factors by cinnamon and its metabolite sodium benzoate: therapeutic implications for neurodegenerative disorders. J Neuroimmune Pharmacol. 2013 Jun;8(3):739-55. doi: 10.1007/s11481-013-9447-7. Epub 2013 Mar 9. PMID: 23475543; PMCID: PMC3663914.
36. Blevins SM, Leyva MJ, Brown J, Wright J, Scofield RH, Aston CE. Effect of cinnamon on glucose and lipid levels in non insulin-dependent type 2 diabetes. Diabetes Care. 2007 Sep;30(9):2236-7. doi: 10.2337/dc07-0098. Epub 2007 Jun 11. PMID: 17563345.
37. Cao H, Polansky MM, Anderson RA. Cinnamon extract and polyphenols affect the expression of tristetraprolin, insulin receptor, and glucose transporter 4 in mouse 3T3-L1 adipocytes. Arch Biochem Biophys. 2007 Mar 15;459(2):214-22. doi: 10.1016/j.abb.2006.12.034. Epub 2007 Jan 25. PMID: 17316549.
38. Vanschoonbeek K, Thomassen BJ, Senden JM, Wodzig WK, van Loon LJ. Cinnamon supplementation does not improve glycemic control in postmenopausal type 2 diabetes patients. J Nutr. 2006 Apr;136(4):977-80. doi: 10.1093/jn/136.4.977. PMID: 16549460.
39. Jeong HW, Han DC, Son KH, Han MY, Lim JS, Ha JH, Lee CW, Kim HM, Kim HC, Kwon BM. Antitumor effect of the cinnamaldehyde derivative CB403 through the arrest of cell cycle progression in the G2/M phase. Biochem Pharmacol. 2003 Apr 15;65(8):1343-50. doi: 10.1016/s0006-2952(03)00038-8. PMID: 12694875.
40. Cabello CM, Bair WB 3rd, Lamore SD, Ley S, Bause AS, Azimian S, Wondrak GT. The cinnamon-derived Michael acceptor cinnamic aldehyde impairs melanoma cell proliferation, invasiveness, and tumor growth. Free Radic Biol Med. 2009 Jan 15;46(2):220-31. doi: 10.1016/j.freeradbiomed.2008.10.025. Epub 2008 Nov 1. PMID: 19000754; PMCID: PMC2650023.
41. Fang, Shih-Hua and Rao, Yerra Koteswara and Tzeng, Yew-Min, Cytotoxic Effect of trans-Cinnamaldehyde from Cinnamomum osmophloeum Leaves on Human Cancer Cell Lines. International Journal of Applied Science and Engineering, Volume 2, Issue 2, July 2004, Chaoyang University of Technology, https://doi.org/10.6703/IJASE.2004.2(2).136.
42. Song F, Li H, Sun J, Wang S. Protective effects of cinnamic acid and cinnamic aldehyde on isoproterenol-induced acute myocardial ischemia in rats. J Ethnopharmacol. 2013 Oct 28;150(1):125-30. doi: 10.1016/j.jep.2013.08.019. Epub 2013 Aug 31. PMID: 24001892.
43. Ko FN, Yu SM, Kang YF, Teng CM. Characterization of the thromboxane (TP-) receptor subtype involved in proliferation in cultured vascular smooth muscle cells of rat. Br J Pharmacol. 1995 Sep;116(2):1801-8. doi: 10.1111/j.1476-5381.1995.tb16666.x. PMID: 8528563; PMCID: PMC1909070.
44. Mehmet Ciftci, Ulku G. Simsek, Abdurrauf Yuce, Okkes Yilmaz, Bestami Dalkilic, Effects of Dietary Antibiotic and Cinnamon Oil Supplementation on Antioxidant Enzyme Activities, Cholesterol Levels and Fatty Acid Compositions of Serum and Meat in Broiler Chickens, Acta Vet. Brno 2010, 79: 33-40, https://doi.org/10.2754/avb201079010033.
45. Anna-Marie Hosking, Margit Juhasz, Natasha Atanaskova Mesinkovska; Complementary and Alternative Treatments for Alopecia: A Comprehensive Review. Skin Appendage Disord 13 February 2019; 5 (2): 72–89. https://doi.org/10.1159/000492035.
46. Wen TC, Li YS, Rajamani K, Harn HJ, Lin SZ, Chiou TW. Effect of Cinnamomum osmophloeum Kanehira Leaf Aqueous Extract on Dermal Papilla Cell Proliferation and Hair Growth. Cell Transplant. 2018 Feb;27(2):256-263. doi: 10.1177/0963689717741139. PMID: 29637818; PMCID: PMC5898689.
47. Prabha Manju Mariappan, Gokulshankar Sabesan, Babu Kalila, Sudha Janakiraman, Navin Kumar Sharma, Chemical characterisation and antifungal activity of methanolic extract of Cinnamomum verum J. Presl bark against Malassezia spp., Pharmacognosy Journal, Volume 5, Issue 5, 2013, Pages 197-204, ISSN 0975-3575, https://doi.org/10.1016/j.phcgj.2013.09.001.