Không chỉ là một loại gia vị phổ biến trong nhiều nền ẩm thực trên thế giới, gừng còn được sử dụng như một vị thuốc thảo dược. Gừng cũng mang đến nhiều lợi ích cho tóc và da đầu.

Gừng và các thành phần hóa học

Gừng có danh pháp là Zingiber officinale, thường được sử dụng làm gia vị và sử dụng như một vị thuốc ở nhiều quốc gia tại châu Á [1]. Chẳng hạn như khi chúng ta bị đau đầu, cảm lạnh, buồn nôn thì có thể sử dụng củ gừng để giảm nhanh các triệu chứng đó [2].

Theo nhiều nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, gừng có nhiều đặc tính sinh học như chống viêm, kháng khuẩn [3][4], chống oxy hóa và ngăn ngừa ung thư [5]. Hơn nữa, hiện có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng gừng có thể giúp ngăn ngừa và điều trị một số bệnh liên quan đến thần kinh [6], điều trị bệnh tim mạch [7], béo phì [8], đái tháo đường [9], buồn nôn, ói mửa hay các vấn đề về hô hấp [10].

Các hoạt tính sinh học của gừng có được là do gừng có nhiều hợp chất phenolic, terpene, polysaccharide, lipid, axit hữu cơ, chất xơ chưa qua chế biến và nhiều thành phần hóa học khác [11]. Gingerol, shogaolparadol chiếm phần lớn các hợp chất phenolic có trong gừng. Các thành phần terpene như β-bisabolene, α- curcumene, zingiberene, α-farnesene và β- sesquiphellandrene được cho là thành phần chính của tinh dầu gừng.

Ngoài những thành phần trên, gừng còn có các amino acid, khoáng chất, protein, phytosterol và vitamin như vitamin A, vitamin B3 (Nicotinic Acid) [12][13]. Mùi thơm trong gừng có được là do thành phần zingiberene, bisabolene, và vị cay là do gingerol và shogaol [14].

loi ich cua gung

Lợi ích của gừng

Nền y học truyền thống

Từ lâu gừng đã được sử dụng làm gia vị và làm thuốc ở Trung Quốc và Ấn Độ. Vào thế kỷ thứ 9, gừng cũng đã được biết đến và sử dụng nhiều ở châu Âu. Người Mỹ bản địa sử dụng gừng để kiểm soát nhịp tim và kinh nguyệt.

Gừng được sử dụng để làm giảm cảm giác buồn nôn do say xe, phẫu thuật hay khi mang thai. Các vấn đề về đường tiêu hóa khác như ốm nghén, đau bụng, dạ dày khó chịu, đầy hơi, ợ nóng, tiêu chảy… cũng có thể điều trị bằng gừng. Ở hệ thống y học Ayurvedic Ấn Độ, gừng được khuyên dùng để tăng cường tiêu hóa thức ăn [15].

Chống oxy hóa

Hoạt động chống oxy hóa của gừng đã được chứng minh qua nhiều nghiên cứu khoa học [16]. Tuy nhiên, hoạt tính chống oxy hóa của gừng còn tùy thuộc vào từng loại gừng, gừng tươi, gừng sấy khô, gừng gia vị… Điều này chủ yếu liên quan đến hàm lượng polyphenolic có trong gừng. Gừng tươi khi nấu lên có hoạt tính chống oxy hóa không cao bằng gừng khô, vì quá trình chế biến có thể biến gingerol thành shogaol.

Bảo vệ thần kinh

Gừng đã được chứng minh trong nhiều nghiên cứu là có đặc tính chống viêm và cải thiện chức năng trí nhớ, giúp ngăn ngừa và điều trị các bệnh thoái hóa thần kinh [17]. Hợp chất 10-gingerol chịu trách nhiệm chính về đặc tính chống viêm thần kinh mạnh mẽ của gừng tươi. Các thành phần hoạt tính sinh học khác bao gồm 6-shogaol, 6-dehydrogingerdione và 10-gingerol được chứng minh là có đặc tính chống bệnh Alzheimer và Parkinson. Đặc tính sinh học chống viêm và chống oxy hóa của gừng hỗ trợ bảo vệ thần kinh.

gung chong beo phi
Gừng có tác dụng chống béo phì

Chống béo phì

Béo phì mang đến nhiều bệnh mãn tính như tiểu đường, tăng huyết áp hay rối loạn tim mạch. Dựa trên một số nghiên cứu, gừng có thể rất hữu ích trong việc phòng ngừa béo phì [18]. Gingerenone A có trong gừng có tác dụng ức chế quá trình tạo mã và tích lũy lipid trong tế bào 3T3-L1 preadipocyte (một loại tế bào có nguồn gốc từ chuột, được sử dụng để nghiên cứu các bệnh liên quan đến mỡ và rối loạn chức năng). Ngoài ra, sử dụng gừng trong chế độ ăn giúp giảm béo phì bởi 6-shogaol, 6-gingerol và gingerenone A có liên quan đến việc kích thích quá trình dị hóa axit béo và ức chế quá trình tạo mỡ.

Chống rối loạn hô hấp

Một số nền y học ở châu Á đã sử dụng gừng như một loại thuốc thảo dược tự nhiên điều trị các bệnh về hô hấp như hen suyễn. Gừng giúp làm giãn phế quản và hạ huyết áp, giúp thư giãn cơ trơn đường thở của người nhờ vào các thành phần hoạt tính sinh học như 6-gingerol, 8-gingerol, 6-shogaol, citral và eucalyptol [19].

Phòng ngừa ung thư

Theo một số nghiên cứu, chiết xuất gừng có tác dụng chống ung thư và phòng ngừa ung thư dạ dày [20]. Chiết xuất gừng hoạt động như một chất chống oxy hóa nhờ vào 6-gingerol và 6-shogaol, thúc đẩy quá trình lành vết loét và bảo vệ niêm mạc dạ dày khỏi bị tổn hại.

Các nghiên cứu được tiến hành trong ống nghiệm cho thấy gừng có tác dụng ngăn ngừa ung thư gan [21], chống lại bệnh ung thư tuyến tụy [22], ung thư đại tràng, ung thư da… Những thành phần có trong gừng có những đặc tính chống viêm, chống đột biến, chống oxy hóa giúp gừng trở thành dược liệu tiềm năng trong việc phòng ngừa ung thư.

cham soc goc va da dau voi gung

Lợi ích của gừng dành cho tóc và da đầu

Là một loại gia vị nấu ăn phổ biến, một loại thảo dược nhiều lợi ích, gừng có thể cải thiện sức khỏe mái tóc và da đầu của bạn.

Gừng có thể giảm độ giòn của tóc, giúp tóc giảm gãy rụng đáng kể. Những thành phần axit béo có trong gừng cải thiện độ chắc khỏe của tóc. Cúng với các chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa các sợi tóc có dấu hiệu lão hóa.

Tuy nhiên, một vài nghiên cứu lại cho thấy gừng không có tác dụng kích thích mọc tóc [23]. Thay vào đó, gừng có những lợi ích quan trọng trong việc làm sạch da đầu. Với đặc tính sinh học kháng khuẩn, kháng viêm, gừng giúp cho da đầu luôn được sạch sẽ, giảm viêm, ngăn ngừa gàu. Gừng thúc đẩy lưu lượng máu, tạo nền tảng tốt nhất hỗ trợ tóc phát triển.

Tài liệu tham khảo

1. Gao, Demin & Zhang, Yingying. (2010). Comparative antibacterial activities of crude polysaccharides and flavonoids from Zingiber officinale and its extraction. Asian j Trad Med. 5.

2. Han YA, Song CW, Koh WS, Yon GH, Kim YS, Ryu SY, Kwon HJ, Lee KH. Anti-inflammatory effects of the Zingiber officinale roscoe constituent 12-dehydrogingerdione in lipopolysaccharide-stimulated Raw 264.7 cells. Phytother Res. 2013 Aug;27(8):1200-5. doi: 10.1002/ptr.4847. Epub 2012 Oct 2. PMID: 23027684.

3. Zhang M, Viennois E, Prasad M, Zhang Y, Wang L, Zhang Z, Han MK, Xiao B, Xu C, Srinivasan S, Merlin D. Edible ginger-derived nanoparticles: A novel therapeutic approach for the prevention and treatment of inflammatory bowel disease and colitis-associated cancer. Biomaterials. 2016 Sep;101:321-40. doi: 10.1016/j.biomaterials.2016.06.018. Epub 2016 Jun 9. PMID: 27318094; PMCID: PMC4921206.

4. Kumar NV, Murthy PS, Manjunatha JR, Bettadaiah BK. Synthesis and quorum sensing inhibitory activity of key phenolic compounds of ginger and their derivatives. Food Chem. 2014 Sep 15;159:451-7. doi: 10.1016/j.foodchem.2014.03.039. Epub 2014 Mar 20. PMID: 24767081.

5. Citronberg J, Bostick R, Ahearn T, Turgeon DK, Ruffin MT, Djuric Z, Sen A, Brenner DE, Zick SM. Effects of ginger supplementation on cell-cycle biomarkers in the normal-appearing colonic mucosa of patients at increased risk for colorectal cancer: results from a pilot, randomized, and controlled trial. Cancer Prev Res (Phila). 2013 Apr;6(4):271-81. doi: 10.1158/1940-6207.CAPR-12-0327. Epub 2013 Jan 9. PMID: 23303903; PMCID: PMC3618532.

6. Ho SC, Chang KS, Lin CC. Anti-neuroinflammatory capacity of fresh ginger is attributed mainly to 10-gingerol. Food Chem. 2013 Dec 1;141(3):3183-91. doi: 10.1016/j.foodchem.2013.06.010. Epub 2013 Jun 11. PMID: 23871076.

7. Akinyemi AJ, Thome GR, Morsch VM, Stefanello N, da Costa P, Cardoso A, et al.. Effect of dietary supplementation of ginger and turmeric rhizomes on ectonucleotidases, adenosine deaminase and acetylcholinesterase activities in synaptosomes from the cerebral cortex of hypertensive rats. J Appl Biomed. 2016;14(1):59-70. doi: 10.1016/j.jab.2015.06.001.

8. Suk S, Kwon GT, Lee E, Jang WJ, Yang H, Kim JH, Thimmegowda NR, Chung MY, Kwon JY, Yang S, Kim JK, Park JHY, Lee KW. Gingerenone A, a polyphenol present in ginger, suppresses obesity and adipose tissue inflammation in high-fat diet-fed mice. Mol Nutr Food Res. 2017 Oct;61(10):10.1002/mnfr.201700139. doi: 10.1002/mnfr.201700139. Epub 2017 Jul 20. PMID: 28556482; PMCID: PMC5947313.

9. Wei CK, Tsai YH, Korinek M, Hung PH, El-Shazly M, Cheng YB, Wu YC, Hsieh TJ, Chang FR. 6-Paradol and 6-Shogaol, the Pungent Compounds of Ginger, Promote Glucose Utilization in Adipocytes and Myotubes, and 6-Paradol Reduces Blood Glucose in High-Fat Diet-Fed Mice. Int J Mol Sci. 2017 Jan 17;18(1):168. doi: 10.3390/ijms18010168. PMID: 28106738; PMCID: PMC5297801.

10. Townsend EA, Siviski ME, Zhang Y, Xu C, Hoonjan B, Emala CW. Effects of ginger and its constituents on airway smooth muscle relaxation and calcium regulation. Am J Respir Cell Mol Biol. 2013 Feb;48(2):157-63. doi: 10.1165/rcmb.2012-0231OC. Epub 2012 Oct 11. PMID: 23065130; PMCID: PMC3604064.

11. Stoner GD. Ginger: is it ready for prime time? Cancer Prev Res (Phila). 2013 Apr;6(4):257-62. doi: 10.1158/1940-6207.CAPR-13-0055. PMID: 23559451.

12. Langner E, Greifenberg S, Gruenwald J. Ginger: history and use. Adv Ther. 1998 Jan-Feb;15(1):25-44. PMID: 10178636.

13. Shukla Y, Singh M. Cancer preventive properties of ginger: a brief review. Food Chem Toxicol. 2007 May;45(5):683-90. doi: 10.1016/j.fct.2006.11.002. Epub 2006 Nov 12. PMID: 17175086.

14. Tyler VE. The Therapeutic Use of Phytomedicinals. New York, NY: Pharmaceutical Products Press; c1994.

15. Shital Umakant Darekar, Dr. Sudarshan Narayan Nagrale, Dr. Vishal Bharat Babar and Amit Pondkule. Review on ginger: Chemical constituents & biological effects. J Pharmacogn Phytochem 2023;12(6):267-271. DOI: 10.22271/phyto.2023.v12.i6c.14792

16.Ji K, Fang L, Zhao H, Li Q, Shi Y, Xu C, Wang Y, Du L, Wang J, Liu Q. Ginger Oleoresin Alleviated γ-Ray Irradiation-Induced Reactive Oxygen Species via the Nrf2 Protective Response in Human Mesenchymal Stem Cells. Oxid Med Cell Longev. 2017;2017:1480294. doi: 10.1155/2017/1480294. Epub 2017 Oct 18. PMID: 29181121; PMCID: PMC5664313.

17. Huh E , Lim S , Kim HG , Ha SK , Park HY , Huh Y , Oh MS . Ginger fermented with Schizosaccharomyces pombe alleviates memory impairment via protecting hippocampal neuronal cells in amyloid beta1-42 plaque injected mice. Food Funct. 2018 Jan 24;9(1):171-178. doi: 10.1039/c7fo01149k. PMID: 29171599.

18. Mahmoud RH, Elnour WA. Comparative evaluation of the efficacy of ginger and orlistat on obesity management, pancreatic lipase and liver peroxisomal catalase enzyme in male albino rats. Eur Rev Med Pharmacol Sci. 2013 Jan;17(1):75-83. PMID: 23329526.

19. Vahdat Shariatpanahi Z, Mokhtari M, Taleban FA, Alavi F, Salehi Surmaghi MH, Mehrabi Y, Shahbazi S. Effect of enteral feeding with ginger extract in acute respiratory distress syndrome. J Crit Care. 2013 Apr;28(2):217.e1-6. doi: 10.1016/j.jcrc.2012.04.017. Epub 2012 Aug 9. PMID: 22884532.

20. Ishiguro K, Ando T, Maeda O, Ohmiya N, Niwa Y, Kadomatsu K, Goto H. Ginger ingredients reduce viability of gastric cancer cells via distinct mechanisms. Biochem Biophys Res Commun. 2007 Oct 12;362(1):218-223. doi: 10.1016/j.bbrc.2007.08.012. Epub 2007 Aug 10. PMID: 17706603.

21. Jeena K, Liju VB, Kuttan R. Antioxidant, anti-inflammatory and antinociceptive activities of essential oil from ginger. Indian J Physiol Pharmacol. 2013 Jan-Mar;57(1):51-62. PMID: 24020099.

22. Park YJ, Wen J, Bang S, Park SW, Song SY. [6]-Gingerol induces cell cycle arrest and cell death of mutant p53-expressing pancreatic cancer cells. Yonsei Med J. 2006 Oct 31;47(5):688-97. doi: 10.3349/ymj.2006.47.5.688. PMID: 17066513; PMCID: PMC2687755.

23. Miao Y, Sun Y, Wang W, Du B, Xiao SE, Hu Y, Hu Z. 6-Gingerol inhibits hair shaft growth in cultured human hair follicles and modulates hair growth in mice. PLoS One. 2013;8(2):e57226. https://doi.org/10.1371/journal.pone.0057226.