Đương quy (Angelica sinensis) thuộc chi Angelica L. họ hoa tán (Apiaceae) là một loại thảo dược nổi tiếng trong y học cổ truyền Việt Nam và các nước châu Á, được biết đến với tên gọi “Nhân sâm của phụ nữ”. Từ lâu, đương quy đã được sử dụng để điều trị nhiều vấn đề sức khỏe, đặc biệt là các rối loạn liên quan đến phụ nữ. Loài thực vật này chứa tinh dầu có mùi đặc trưng ở tất cả các bộ phận của cây [1]. Rễ cây A.sinensis được sử dụng trong nhiều vị thuốc cổ truyền nổi tiếng [1, 2].
Do những lợi ích sức khỏe của nó, đương quy thường được tìm thấy không chỉ trong các đơn thuốc mà còn trong các loại thực phẩm chức năng, thực phẩm bổ sung, dược phẩm dinh dưỡng và các sản phẩm chăm sóc da, chăm sóc tóc khác nhau trên toàn thế giới. Bài viết này sẽ giới thiệu chi tiết về thành phần hóa học, hoạt động sinh học của đương quy và những lợi ích mà nó mang lại trong chăm sóc tóc và da đầu.
Thành phần hóa học và đặc tính sinh học
Hơn 70 hợp chất đã được xác định từ cây đương quy , bao gồm các loại tinh dầu như ligustilide, butylphthalide và senkyunolide A, dẫn chất phthalide, acid hữu cơ và este của chúng như axit ferulic, coniferyl ferulate, polyacetylenes, vitamin và acid amin. Z-ligustilide (không tan trong nước và ổn định nhiệt), trong đó Z-butylidenephthalide và acid ferulic được cho là thành phần có hoạt tính sinh học mạnh nhất [3] và thường được sử dụng trong kiểm soát chất lượng và nghiên cứu dược động học của cây đương quy [ 3, 4].
Tinh dầu
Tinh dầu đương quy chiếm 0.2 – 0.4% khối lượng khô của cây, là chất lỏng màu vàng sẫm, tỷ trọng ở 15oC 0.955 [2]. Thành phần tinh dầu bao gồm các terpen, hợp chất phenolic, các dẫn chất phthalide v.v.
Z-ligustilide là thành phần phthalide đặc trưng và được coi là thành phần hoạt chất chính của cây đương quy và nhiều cây dược liệu khác. Lượng Z-ligustilide trong đương quy thay đổi từ 1,26 đến 37,7 mg/g trọng lượng khô [5]. Z-ligustilide tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình lưu thông máu, giảm đau, chống khối u và bảo vệ thần kinh [6, 7, 8].
Acid hữu cơ
Đương quy chứa nhiều acid hữu cơ như axit ferulic, acid vanillic, acid palmitic, acid linoleic, acid succinic [2]. Trong đó acid ferulic được sử dụng rộng rãi làm hợp chất đánh dấu để đánh giá chất lượng của đương quy và sản phẩm của nó. Lượng acid ferulic trong đương quy thay đổi trong khoảng 0.21-1,75mg/g trong lượng khô [5, 9]. Hoạt chất này cũng có nhiều trong cám gạo, lúa mì, lúa mạch, cà chua, ngô ngọt và cà phê rang. acid ferulic là chất chống oxy hóa, chống viêm, kháng khuẩn, chống tang lipid trong máu, chống ung thư và tác dụng chống lại bệnh Alzheimer [ 10, 11].
Polysaccharid
Polysaccharides từ đương quy bao gồm fucose, galactose, glucose, arabinose, rhamnose và xylose [12]. Đương quy chứa một polysaccharides trung tính và hai loại polysaccharides có tính acid [13]. Nhiều nghiên cứu về hóa thực vật và dược lý học đã chứng minh rằng polysaccharides từ đương quy có nhiều hoạt tính sinh học khác nhau, chẳng hạn như tạo máu [14, 15], điều hòa miễn dịch [16, 17, 18], chống khối u [ 19, 20], chất chống oxy hóa [21], bảo vệ bức phóng xạ và hạ đường huyết [22].
Vitamin và acid amin
Thành phần vitamin trong đương quy gồm có vitamin B1, vitamin B12, vitamin E. Các acid amin có alanin, valin, isoleucine, serin, lysin, arginin, tyrosin, tryptophan, cysidin [2] v.v.
Lợi ích của đương quy trong chăm sóc tóc cà da đầu
Thúc đẩy quá trình mọc tóc
Các nghiên cứu chỉ ra rằng, bôi chiết xuất từ cây đương quy có tác dụng thúc đẩy quá trình mọc tóc nhanh hơn. Điều này xảy ra nhờ cơ chế tác động đến quá trình thoái lui apoptosis của tế bào sừng ở giai đoạn catagen. Chiết xuất từ cây đương quy cũng được chứng minh làm giảm tế bào apoptosic thông qua việc điều hòa các protein liên quan (Bcl-2 và Bax) [23].
Giúp giảm rụng tóc
Rụng tóc có thể do nhiều nguyên nhân, từ căng thẳng, thiếu dưỡng chất, đến các vấn đề về da đầu. Đương quy có thể giúp ngăn ngừa rụng tóc nhờ vào các hợp chất như ferulic acid, có khả năng bảo vệ nang tóc khỏi tổn thương do các gốc tự do gây ra. Bên cạnh đó, việc cải thiện lưu thông máu cũng giúp cung cấp đủ dưỡng chất cho tóc, làm giảm tình trạng tóc yếu và dễ gãy rụng.
Chống viêm và cải thiện sức khỏe da đầu
Với đặc tính chống viêm nhẹ và kháng khuẩn, đương quy có thể giúp làm dịu da đầu bị kích ứng, giảm ngứa và viêm nhiễm. Điều này giúp duy trì da đầu khỏe mạnh và ngăn ngừa các vấn đề về da đầu như gàu. Các hợp chất chống oxy hóa trong đương quy có thể bảo vệ da đầu và nang tóc trước vấn đề oxy hóa do các gốc tự do gây ra. Sự bảo vệ này có thể giúp duy trì mái tóc khỏe mạnh hơn.
Cung cấp dưỡng chất cho da đầu và nang tóc
Chiết xuất từ đương quy cung cấp vitamin, khoáng chất, acid amin góp phần nuôi dưỡng da đầu và nang tóc khỏe mạnh.
Trong y học cổ truyền Trung Quốc, đương quy thường được sử dụng để cải thiện lưu thông máu tổng thể và sức sống, gián tiếp hỗ trợ tóc phát triển khỏe mạnh hơn.
Sử dụng đương quy trong chăm sóc tóc và da đầu
Dầu dưỡng tóc có chứa tinh dầu từ đương quy
Sử dụng dầu dưỡng tóc chứa chiết xuất đương quy là một phương pháp hiệu quả để nuôi dưỡng và bảo vệ tóc. Tinh dầu đương quy kết hợp với các loại tinh dầu khác như tinh dầu vỏ bưởi, tinh dầu hương thảo giúp kích thích tuần hoàn máu và dưỡng ẩm cho tóc và da đầu.
Dầu gội và dầu xả thảo dược chứa chiết xuất đương quy
Sử dụng dầu gội và dầu xả thảo dược chứa chiết xuất đương quy là một phương pháp hiệu quả để chăm sóc tóc hàng ngày. Các sản phẩm này không chỉ tận dụng tối đa các dưỡng chất từ đương quy mà còn thường được kết hợp với nhiều loại thảo dược khác, nhằm tối ưu hóa khả năng nuôi dưỡng và bảo vệ tóc.
Đương quy, với hàm lượng cao các hợp chất chống oxy hóa và chống viêm, giúp tăng cường lưu thông máu đến da đầu, cung cấp dưỡng chất và oxy cần thiết cho sự phát triển của tóc. Ngoài ra, các loại thảo dược bổ sung như hương thảo, bồ kết, tía tô, bồ hòn, đẳng sâm có thể hợp tác với đương quy để tạo ra một môi trường lý tưởng cho tóc phát triển khỏe mạnh, chắc khỏe và giảm gãy rụng.
Mặt nạ tóc có chứa chiết xuất đương quy
Mặt nạ tóc chứa chiết xuất đương quy là một phương pháp chăm sóc tóc sâu hiệu quả, giúp cung cấp dưỡng chất trực tiếp đến các nang tóc và da đầu. Để chuẩn bị mặt nạ tóc từ đương quy, bạn có thể trộn bột đương quy hoặc chiết xuất đương quy với các thành phần giàu dưỡng chất khác như dầu dừa, dầu ô liu.
Với sự phát triển của công nghệ và nghiên cứu khoa học, các sản phẩm chăm sóc tóc chứa chiết xuất đương quy ngày càng trở nên phổ biến và được cải tiến để mang lại hiệu quả cao hơn. Sự kết hợp giữa đương quy và các thảo dược khác trong các sản phẩm chăm sóc tóc hứa hẹn mang đến những giải pháp tự nhiên, an toàn và hiệu quả cho người tiêu dùng. Đương quy không chỉ là một phương thuốc truyền thống mà còn là một nguyên liệu quý giá trong ngành công nghiệp chăm sóc sắc đẹp hiện đại.
Tài liệu tham khảo
1. Võ VC, 2012. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Tập 1. Nhà xuất bản Y học.
2. Đỗ HB, Đặng QC, Bùi XC, Nguyễn TD, Đỗ TD, Phạm VH, Vũ NL, Phạm DM, Phạm KM, Đoàn TN, Nguyễn T., Trần T., 2004. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam. Tập 1.
3. Wang YL, Liang YZ, Chen BM, He YK, Li BY, Hu QN. LC-DAD-APCI-MS-based screening and analysis of the absorption and metabolite components in plasma from a rabbit administered an oral solution of danggui. Anal Bioanal Chem. 2005 Sep;383(2):247-54. doi: 10.1007/s00216-005-0008-7. Epub 2005 Oct 12. PMID: 16132135.
4. Zhao KJ, Dong TT, Tu PF, Song ZH, Lo CK, Tsim KW. Molecular genetic and chemical assessment of radix Angelica (Danggui) in China. J Agric Food Chem. 2003 Apr 23;51(9):2576-83. doi: 10.1021/jf026178h. PMID: 12696940.
5. Yi L, Liang Y, Wu H, Yuan D. The analysis of Radix Angelicae Sinensis (Danggui). J Chromatogr A. 2009 Mar 13;1216(11):1991-2001. doi: 10.1016/j.chroma.2008.07.033. Epub 2008 Jul 18. PMID: 18667208.
6. Du J, Yu Y, Ke Y, Wang C, Zhu L, Qian ZM. Ligustilide attenuates pain behavior induced by acetic acid or formalin. J Ethnopharmacol. 2007 May 30;112(1):211-4. doi: 10.1016/j.jep.2007.02.007. Epub 2007 Feb 11. PMID: 17350195.
7. Kuang X, Du JR, Liu YX, Zhang GY, Peng HY. Postischemic administration of Z-Ligustilide ameliorates cognitive dysfunction and brain damage induced by permanent forebrain ischemia in rats. Pharmacol Biochem Behav. 2008 Jan;88(3):213-21. doi: 10.1016/j.pbb.2007.08.006. Epub 2007 Aug 24. PMID: 17889286.
8. Lv JL, Chen HL, Duan JA, Liu JW. [Research progress of structures and pharmacological activities of phthalides from Angelica sinensis]. Zhongguo Zhong Yao Za Zhi. 2016 Jan;41(2):167-176. Chinese. doi: 10.4268/cjcmm20160203. PMID: 28861958.
9. Lu GH, Chan K, Leung K, Chan CL, Zhao ZZ, Jiang ZH. Assay of free ferulic acid and total ferulic acid for quality assessment of Angelica sinensis. J Chromatogr A. 2005 Mar 18;1068(2):209-19. doi: 10.1016/j.chroma.2005.01.082. PMID: 15830926.
10. Yan JJ, Cho JY, Kim HS, Kim KL, Jung JS, Huh SO, Suh HW, Kim YH, Song DK. Protection against beta-amyloid peptide toxicity in vivo with long-term administration of ferulic acid. Br J Pharmacol. 2001 May;133(1):89-96. doi: 10.1038/sj.bjp.0704047. PMID: 11325798; PMCID: PMC1572763.
11. Sudheer AR, Muthukumaran S, Devipriya N, Devaraj H, Menon VP. Influence of ferulic acid on nicotine-induced lipid peroxidation, DNA damage and inflammation in experimental rats as compared to N-acetylcysteine. Toxicology. 2008 Jan 20;243(3):317-29. doi: 10.1016/j.tox.2007.10.016. PMID: 18068289.
12. Wang Q, Ding F, Zhu N, He P, Fang Y. Determination of the compositions of polysaccharides from Chinese herbs by capillary zone electrophoresis with amperometric detection. Biomed Chromatogr. 2003 Oct;17(7):483-8. doi: 10.1002/bmc.267. PMID: 14598334.
13. Sun Y, Tang J, Gu X, Li D. Water-soluble polysaccharides from Angelica sinensis (Oliv.) Diels: Preparation, characterization and bioactivity. Int J Biol Macromol. 2005 Sep 28;36(5):283-9. doi: 10.1016/j.ijbiomac.2005.07.005. PMID: 16129482.
14. Pei-Jou Liu, Wen-Ting Hsieh, Shih-Hao Huang, Hui-Fen Liao, Been-Huang Chiang. Hematopoietic effect of water-soluble polysaccharides from Angelica sinensis on mice with acute blood loss, Experimental Hematology, Volume 38, Issue 6, 2010, Pages 437-445, ISSN 0301-472X, https://doi.org/10.1016/j.exphem.2010.03.012.
15. Wang K, Wu J, Cheng F, Huang X, Zeng F, Zhang Y. Acidic Polysaccharide from Angelica sinensis Reverses Anemia of Chronic Disease Involving the Suppression of Inflammatory Hepcidin and NF-κB Activation. Oxid Med Cell Longev. 2017;2017:7601592. doi: 10.1155/2017/7601592. Epub 2017 Sep 24. PMID: 29147463; PMCID: PMC5632906.
16. Kai-Ping Wang, Fang Zeng, Jin-Yu Liu, Dan Guo, Yu Zhang. Inhibitory effect of polysaccharides isolated from Angelica sinensis on hepcidin expression, Journal of Ethnopharmacology, Volume 134, Issue 3, 2011, Pages 944-948, ISSN 0378-8741, https://doi.org/10.1016/j.jep.2011.02.015.
17. Tiehong Yang, Min Jia, Jia Meng, Hong Wu, Qibing Mei. Immunomodulatory activity of polysaccharide isolated from Angelica sinensis, International Journal of Biological Macromolecules, Volume 39, Issues 4–5, 2006, Pages 179-184, ISSN 0141-8130, https://doi.org/10.1016/j.ijbiomac.2006.02.013.
18. Xingbin Yang, Yan Zhao, You Lv. In vivo macrophage activation and physicochemical property of the different polysaccharide fractions purified from Angelica sinensis, Carbohydrate Polymers, Volume 71, Issue 3, 2008, Pages 372-379, ISSN 0144-8617, https://doi.org/10.1016/j.carbpol.2007.06.002.
19. Cao, Wei, et al. “Structure of an anti-tumor polysaccharide from Angelica sinensis (Oliv.) Diels.” Carbohydrate Polymers 66.2 (2006): 149-159.
20. Cao W, Li XQ, Wang X, Li T, Chen X, Liu SB, Mei QB. Characterizations and anti-tumor activities of three acidic polysaccharides from Angelica sinensis (Oliv.) Diels. Int J Biol Macromol. 2010 Jan 1;46(1):115-22. doi: 10.1016/j.ijbiomac.2009.11.005. Epub 2009 Nov 24. PMID: 19941888.
21. Zhang S, He B, Ge J, Li H, Luo X, Zhang H, Li Y, Zhai C, Liu P, Liu X, Fei X. Extraction, chemical analysis of Angelica sinensis polysaccharides and antioxidant activity of the polysaccharides in ischemia-reperfusion rats. Int J Biol Macromol. 2010 Nov 1;47(4):546-50. doi: 10.1016/j.ijbiomac.2010.07.012. Epub 2010 Aug 5. PMID: 20691723.
22. Mingliang Jin, Ke Zhao, Qingsheng Huang, Chunlan Xu, Peng Shang. Isolation, structure and bioactivities of the polysaccharides from Angelica sinensis (Oliv.) Diels: A review, Carbohydrate Polymers, Volume 89, Issue 3, 2012, Pages 713-722, ISSN 0144-8617, https://doi.org/10.1016/j.carbpol.2012.04.049.
23. Kim MH, Choi YY, Cho IH, Hong J, Kim SH, Yang WM. Angelica sinensis induces hair regrowth via the inhibition of apoptosis signaling. Am J Chin Med. 2014;42(4):1021-34. doi: 10.1142/S0192415X14500645. PMID: 25004889.