Dừa xuất hiện phổ biến trên khắp đất nước Việt Nam. Do đó, dầu dừa đã trở nên quen thuộc với mọi người. Dầu dừa có tác dụng trong việc chăm sóc sức khỏe như hạ đường huyết, chống viêm, kháng khuẩn, có mặt trong các chế độ ăn lành mạnh. Ngoài ra, nó còn là sản phẩm giúp làm đẹp và dưỡng tóc được nhiều chị em phụ nữ ưa chuộng.

Lợi ích sức khỏe từ dầu dừa

Cây dừa được xem như một món quà quý giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Hầu hết các bộ phận của nó đều có thể được sử dụng. Tại các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á, dừa là nguồn thực phẩm quan trọng, không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày, từ nước dừa, dầu dừa cho đến phần đọt dừa (củ hủ dừa / cổ hũ dừa).

Dầu dừa vẫn còn gây tranh cãi về tác động đến sức khỏe. Theo quan điểm của người phương Tây, việc tiêu thụ dầu dừa qua đường ăn uống có thể làm tăng mức cholesterol trong máu. Tuy nhiên, quan điểm tiêu cực này có thể xuất phát từ chiến lược marketing của các sản phẩm dầu thực vật thay thế.

Thực tế, trong dầu dừa có chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho sức khỏe. 90% là các axit béo bão hòa với hàm lượng cao axit béo chuỗi trung bình, chiếm 64% tổng số axit béo. Các axit béo của dầu dừa là lauric acid, myristic, palmitic [1].

Hợp chất phenolic trong dầu dừa mang đến lợi ích chống viêm, chống oxy hóa, chống nhiễm trùng gan [2][3]. Triacylglycerol, phospholipid, tocopherols (vitamin E), sterol là những thành phần cũng góp mặt với hàm lượng không cao, nhưng góp phần giúp giảm cân, giữ ẩm da, làm dịu ngứa da đầu, hạ đường huyết và giảm nguy cơ tim mạch, kiểm soát ung thư.

che do an lanh manh voi dau dua

Dưỡng tóc khỏe đẹp với dầu dừa tinh khiết

Dầu dừa ép lạnh không chỉ mang đến lợi ích bên trong cơ thể mà còn được sử dụng để dưỡng tóc chắc khỏe. Được xem là loại dầu tốt nhất dùng cho tóc, dầu dừa ngăn ngừa mất protein trên tóc, giữ cho tóc trông khỏe mạnh, bóng mượt. Trong một nghiên cứu vào năm 2003, các nhà khoa học đã kiểm tra tác động của việc thoa dầu dừa, dầu hướng dương và dầu khoáng lên tóc trước và sau khi gội [4]. Và kết quả cho thấy, dầu dừa mang lại hiệu quả tối ưu hơn cả trong việc giảm mất protein trên tóc.

Điều này được giải thích bởi sự có mặt của axit béo chuỗi trung bình – lauric acid, giúp dầu dừa có cấu trúc thẳng và dài, dễ dàng thấm sau vào sợi tóc hơn cả. Trong khi đó, dầu hướng dương chủ yếu là axit linoleic với cấu trúc đặc hơn nhiều, chỉ có thể phủ lên tóc nhưng không dễ hấp thụ vào thân tóc [5].

Ngăn ngừa tóc hư tổn

Thoa dầu lên tóc trước hoặc sau khi gội có thể giúp tóc bạn ngăn ngừa hư tổn rất tốt. Khi thoa dầu trước khi gội giúp tóc giảm mức độ hư tổn mà tóc phải chịu trong quá trình gội và khi tóc ướt.

Có thể bạn chưa biết, khi ướt là lúc tóc dễ bị tổn thương nhiều nhất. Lúc này, tóc hấp thụ nước làm lớp vỏ não tóc thấm nước và phồng lên, thay đổi cấu trúc trong lớp biểu bì. Lớp biểu bì được tạo thành từ các vảy phẳng, chồng lên nhau hướng về phía ngọn tóc. Khi vỏ não tóc phồng lên, những vảy này bị đẩy ra ngoài theo hướng vuông góc, khiến tóc dễ bị hư tổn hơn rất nhiều, đặc biệt là khi chải hoặc tạo kiểu tóc. Thoa dầu trước khi gội để làm giảm lượng nước hấp thụ vào thân tóc, giảm tình trạng hư hại hơn.

Tiếp đó, phủ dầu dừa sau khi gội sẽ giúp tóc mềm và mượt hơn. Điều này làm giảm lượng ma sát gây ra khi tạo kiểu tóc, tóc ít khô xơ và khó gãy rụng hơn [6].

cham soc toc bang dau dua

Giúp tóc mọc dài hơn

Sự hao mòn hằng ngày trên tóc do chải chuốt, tạo kiểu, thời tiết hay các chất ô nhiễm là điều khó tránh khỏi. Điều này có thể cản trở việc tóc mọc dài hơn vì tóc của bạn trở nên xơ xác khi càng để lâu.

Dưỡng tóc bằng dầu dừa có thể giúp cho tóc mọc dài hơn. Dầu dừa có tác dụng dưỡng ẩm cho tóc và giảm khả năng gãy rụng đáng kể. Như đã kể ở bên trên, dầu còn giúp bảo vệ tóc khỏi bị mất protein và bị hư tổn khi ướt. Ngoài ra, còn bảo vệ tóc khỏi tác hại của môi trường như gió, nắng và khói.

Những lợi ích khác của dầu dừa dành cho tóc

Ngoài ra, dầu dừa còn nhiều lợi ích khác đối với tóc. Tuy nhiên, chúng chỉ được kiểm nghiệm thông qua kinh nghiệm chăm sóc tóc của người dân địa phương, chứ chưa có bằng chứng khoa học xác thực.

  • Phòng ngừa chấy rận: Một nghiên cứu nhỏ cho thấy, khi dầu dừa kết hợp với chiết xuất từ cây hồi xịt lên tóc sẽ trị chấy hiệu quả hơn 40% so với permethrin.
  • Bảo vệ tóc khỏi tác hại của ánh sáng mặt trời bởi dầu dừa có chỉ số chống nắng là 8 [7].
  • Trị gàu: mặc dù chưa có nghiên cứu chi tiết, nhưng dầu dừa có đặc tính kháng khuẩn, giúp kìm hãm sự phát triển của mức của nấm men, hữu ích trong việc điều trị gàu.
  • Ngăn ngừa rụng tóc: Chải chuốt quá mức có thể làm cho tóc dễ gãy rụng. Với dầu dừa, tóc được giảm ma sát, ngăn ngừa được tình trạng này.
  • Ngoài ra, dùng dầu dừa khi nấu ăn có thể cung cấp các dưỡng chất có thể cho việc nuôi dưỡng tóc chắc khỏe.

Mặc dù dầu dừa mang lại nhiều lợi ích cho tóc, nhưng việc sử dụng quá nhiều có thể gây tích tụ dầu trên tóc và da đầu, khiến tóc trở nên nhờn và xỉn màu. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên sử dụng một lượng nhỏ và thoa dầu dừa từ thân tóc đến ngọn thôi nhé.

Tài liệu tham khảo

1. Coconut Oil – The Nutrition Source, https://nutritionsource.hsph.harvard.edu/food-features/coconut-oil/.

2. Bhardwaj V. Antimicrobial Potential of Cocos nucifera (Coconut) Oil on Bacterial Isolates. Adv Exp Med Biol. 2023 Aug 19. doi: 10.1007/5584_2023_786. Epub ahead of print. PMID: 37594604.

3. Hewlings S. Coconuts and Health: Different Chain Lengths of Saturated Fats Require Different Consideration. J Cardiovasc Dev Dis. 2020 Dec 17;7(4):59. doi: 10.3390/jcdd7040059. PMID: 33348586; PMCID: PMC7766932.

4. Rele AS, Mohile RB. Effect of mineral oil, sunflower oil, and coconut oil on prevention of hair damage. J Cosmet Sci. 2003 Mar-Apr;54(2):175-92. PMID: 12715094.

5. Coconut Oil for Your Hair: Benefits, Uses, and Tips, https://www.healthline.com/nutrition/coconut-oil-and-hair.

6. Gavazzoni Dias MF. Hair cosmetics: an overview. Int J Trichology. 2015 Jan-Mar;7(1):2-15. doi: 10.4103/0974-7753.153450. PMID: 25878443; PMCID: PMC4387693.

7. Kaur CD, Saraf S. In vitro sun protection factor determination of herbal oils used in cosmetics. Pharmacognosy Res. 2010 Jan;2(1):22-5. doi: 10.4103/0974-8490.60586. PMID: 21808534; PMCID: PMC3140123.