Bột đậu đỏ có tác dụng chống lão hóa da. Trong một nghiên cứu của trường đại học Kyung Hee, Hàn Quốc vào đầu năm 2023, bột đậu đỏ mang đến sự cải thiện nếp nhăn đáng kể về mặt lâm sàng mà không mang lại bất kỳ tác dụng phụ nào.

Lão hóa da là gì

Lão hóa da là một quá trình trong đó các yếu tố bên trong và bên ngoài cơ thể tác động dẫn đến việc mất đi tính toàn vẹn về cấu trúc và chức năng sinh lý của da. Lão hóa từ bên trong là một quá trình sinh lý không thể tránh khỏi, da mỏng, khô, hình thành nếp nhăn và teo da dần dần. Trong khi lão hóa bên ngoài là do các yếu tố môi trường bên ngoài gây ra, dẫn đến nếp nhăn thô, mất độ đàn hồi, lỏng lẻo và thô ráp [1]. Các yếu tố bên ngoài gây lão hóa bao gồm các loại oxy phản ứng (ROS), ô nhiễm, tia cực tím (UV), hóa chất và khói thuốc lá. Trong đó, tia UV đóng vai trò quan trọng nhất trong các yếu tố gây lão hóa da [2].

tinh trang lao hoa da

Cơ thể chúng ta với xúc với tia cực tím thường ngày và ROS được tạo ra do tia cực tím, dẫn đến trình trạng stress oxy hóa [3]. Các gốc hydroxyl và superoxide, nhân tố quan trọng gây tổn thương da do tia cực tím, thúc đẩy các phản ứng oxy hóa lipid và DNA hoặc protein trong da, phá hủy các chất chống oxy hóa, liên kết chéo bất thường của Hyaluronic Acid, Collagen, sợi đàn hồi Elastin, đẩy nhanh quá trình lão hóa da bằng cách cắt chuỗi.

Peroxy hóa lipid, tổn thương DNA và oxy hóa protein do tiếp xúc với tia cực tím gây ra lão hóa và bệnh tật ở người trưởng thành. Ngoài ra, các enzyme Matrix Metalloproteinases có thể phân thủy Hyaluronic Acid, collagen, elastin, các chất nền của lớp hạ bì thúc đẩy sản xuất melanin và đẩy nhanh quá trình lão hóa da dẫn đến tăng sắc tố da, mất độ đàn hồi của da và nếp nhăn [4].

Các nếp nhăn quanh mắt mỏng hơn và nhạy cảm hơn các mô khác nên lão hóa xuất hiện trước tiên. Nếp nhăn được hình thành quanh mắt vì đây là mô nhạy cảm nhất nên chức năng trao đổi chất của da giảm dần, độ đàn hồi của da mất dần, các mô đàn hồi elastin và collagen ở lớp hạ bì bị lỏng lẻo, chuyển hóa thành các tế bào lão hóa.

Đậu đỏ giúp chống lão hóa da

Có nhiều loại mỹ phẩm bôi ngoài da với mục đích tăng cường sức khỏe và sắc đẹp thông qua các thành phần ảnh hưởng đến chức năng sinh học của da [5]. Các sản phẩm bôi ngoài có tác dụng trì hoãn hoặc đẩy lùi các dấu hiệu lão hóa rõ rệt, được gọi là dược mỹ phẩm chống lão hóa.

Thông thường, các nghiên cứu về chống lão hóa sẽ xoay quanh trọng tâm 3 thành phần cấu trúc chính của lớp hạ bì là Collagen, Elastic và Glycosaminoglycans [6]. Da có một mạng lưới phòng thủ chống oxy hóa có thể ngăn chặn và ngăn ngừa tổn thương oxy hóa từ các loại oxy phản ứng do tia cực tím tạo ra.

bot dau do chong lao hoa

Các chất chống oxy hóa enzyme và không enzyme loại bỏ trực tiếp các loại oxy hóa phản ứng để bảo vệ tế bào và các thành phần da khỏi tổn thương. Các chất chống oxy hóa enzyme bao gồm catalase, superoxide dismutase, glutathione peroxidase, glutathione S-transferase… Các chất chống oxy hóa không phải enzyme bao gồm vitamin C, vitamin E, β-Carotene, flavonoids… Các sản phẩm bôi ngoài có các thành phần chống oxy hóa như selenium, flavonoids, vitamin C, carotenoid, vitamin E, coenzyme Q10.

Gần đây, sự quan tâm ngày càng tăng trong việc sử dụng các sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên có tác dụng chống oxy hóa để thay thế các thành phần tổng hợp. Trong đó, đậu đỏ có chứa nhiều chất chống oxy hóa như saponin, catechin, procyanidine và glycoside [7]. Đậu đỏ có nhiều tác dụng với toàn bộ cơ thể như giảm phù nề, loại bỏ viêm nhiễm, phục hồi mệt mỏi, hấp thụ tiêu hóa, chống oxy hóa trên da, chống viêm, kháng khuẩn. Đậu đỏ có thể ức chế quá trình lão hóa bằng cách bảo vệ tế bào khỏi UVB, điều chỉnh giảm đường dẫn tín hiệu AP-1 và tăng đường dẫn tín hiệu Nrf2/ARE trong tế bào keratinocyte của con người.

Các công dụng khác của bột đậu đỏ

Tẩy tế bào chết dịu nhẹ

Saponin có trong bột đậu đỏ hoạt động như một chất tẩy da chết tự nhiên, giúp loại bỏ bụi bẩn và tế bào da chết bám trên bề mặt.

Hạn chế vi khuẩn gây mụn

Đậu đỏ có đặc tính kháng khuẩn nhờ vào thành phần saponin và proanthocyanidin nên sử dụng bột đậu đỏ có thể giúp làn da chống chọi với vi khuẩn gây mụn.

Hút bã nhờn, dầu và bụi bẩn

Saponin có trong bột đậu đỏ đóng vai trò như một chất hoạt động bề mặt, giúp loại bỏ dầu thừa và bụi bẩn trên da.

Tác dụng phụ khi sử dụng bột đậu đỏ

Bột đậu đỏ có tác dụng tẩy tế bào chết. Tuy nhiên, hãy sử dụng nó ở phiên bản nghiền mịn, vì nếu hạt thô và to có thể gây kích ứng da. Nó có thể gây vết rách nhỏ trên da, và gây ra tổn thương không đáng có. Ngoài ra, nếu làn da rất nhạy cảm hoặc đang có nhiều vết thương, hay viêm, có thể sẽ không chịu được việc tẩy da chết bằng hóa học hoặc vật lý.

Tài liệu tham khảo

1. Zhang S, Duan E. Fighting against Skin Aging: The Way from Bench to Bedside. Cell Transplantation. 2018;27(5):729-738. doi:10.1177/0963689717725755

2. Poljšak, Borut & Dahmane, Raja & Godic, Aleksandar. (2012). Intrinsic skin aging: The role of oxidative stress. Acta Dermatoveneol Alp Panonica Adriat. 2. 33-36. 10.2478/V10162-012-0009-0.

3. Dunaway S, Odin R, Zhou L, Ji L, Zhang Y and Kadekaro AL (2018) Natural Antioxidants: Multiple Mechanisms to Protect Skin From Solar Radiation. Front. Pharmacol. 9:392. doi: 10.3389/fphar.2018.00392.

4. André Passaglia Schuch, Natália Cestari Moreno, Natielen Jacques Schuch, Carlos Frederico Martins Menck, Camila Carrião Machado Garcia, Sunlight damage to cellular DNA: Focus on oxidatively generated lesions, Free Radical Biology and Medicine, Volume 107, 2017, Pages 110-124, ISSN 0891-5849, https://doi.org/10.1016/j.freeradbiomed.2017.01.029.

5. Ana Cláudia Santos, Dora Rodrigues, Joana A.D. Sequeira, Irina Pereira, Ana Simões, Diana Costa, Diana Peixoto, Gustavo Costa, Francisco Veiga, Nanotechnological breakthroughs in the development of topical phytocompounds-based formulations, International Journal of Pharmaceutics, Volume 572, 2019, 118787, ISSN 0378-5173, https://doi.org/10.1016/j.ijpharm.2019.118787.

6. Shin, J.-W.; Kwon, S.-H.; Choi, J.-Y.; Na, J.-I.; Huh, C.-H.; Choi, H.-R.; Park, K.-C. Molecular Mechanisms of Dermal Aging and Antiaging Approaches. Int. J. Mol. Sci. 2019, 20, 2126. https://doi.org/10.3390/ijms20092126.

7. Amarowicz, Ryszard & Estrella, Isabel & HERNÁNDEZ, TERESA & TROSZYŃSKA, AGNIESZKA. (2008). Antioxidant activity of extract of azuki bean and its fractions. Journal of Food Lipids. 15. 119 – 136. 10.1111/j.1745-4522.2007.00106.x.