Lợi ích đối với sức khỏe của củ nghệ bắt nguồn từ chất Curcumin, một thành phần hoạt tính sinh học có đặc tính chống viêm và chống oxy hóa. Trong hàng trăm năm qua, nghệ được nhiều nơi trên thế giới sử dụng với các đặc tính chữa bệnh và lợi ích thẩm mỹ.
Lợi ích của củ nghệ
Chống viêm và giảm đau
Đã có một số nghiên cứu về việc nghệ có tác dụng giảm viêm [1] và giảm đau [2]. Chiết xuất curcumin trong củ nghệ có tác dụng tốt như ibuprofen (Advil) ở những người bị viêm khớp đầu gối. Liều lượng được sử dụng trong nghiên cứu là khoảng 800mg nghệ ở dạng viên nang mỗi ngày.
Cải thiện chức năng gan
Nghệ gần đây đang được chú ý vì khả năng chống oxy hóa của nó. Đặc tính chống oxy hóa của nghệ mạnh mẽ đến mức nó có thể giúp gan khỏi bị tổn thương bởi chất độc [3]. Đây là tin tốt cho những người dùng thuốc mạnh để điều trị bệnh tiểu đường hoặc các tình trạng sức khỏe khác có thể gây tổn thương gan khi sử dụng lâu dài.
Hỗ trợ hệ tiêu hóa
Trong văn hóa Ấn Độ, bột cà ri thường có nghệ bởi nó mang lại vị ngon cho món ăn. Nhưng không dừng lại ở đó, nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu hóa thức ăn. Do đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, ghệ có thể góp phần giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh.
Trong nền y học Hindu truyền thống và ở các vùng văn hóa Đông Á như Trung Quốc, Việt Nam, nghệ được sử dụng như một chất chữa bệnh tiêu hóa. Hiện nay, cũng có nhiều nghiên cứu cho thấy nghệ có thể giúp giảm viêm ruột [4] và điều trị hội chứng ruột kích thích [5].
Giảm nguy cơ ung thư
Curcumin cho thấy hứa hẹn là một phương pháp điều trị ung thư. Khoa học hiện đại đã chỉ ra rằng curcumin điều chỉnh các phân tử tín hiệu khác nhau, bao gồm các phân tử gây viêm, enzyme, protein kinase, DNA, RNA, các ion kim loại… Các nghiên cứu cho thấy nó có tác dụng chống lại bệnh ung thư tuyến tụy, ung thư tuyến tiền liệt và bệnh đa u tủy [6].
Tác dụng phụ khi sử dụng nghệ
Gây ra khó chịu ở dạ dày
Nếu sử dụng với liều lượng lớn, củ nghệ có thể mang lại tác dụng phụ không mong muốn, gây kích ứng dạ dày và hệ tiêu hóa. Nó kích thích dạ dày sản xuất nhiều axit hơn. Điều này có thể giúp ích cho quá trình tiêu hóa ở một số người, nhưng nó lại ảnh hưởng đến một số người khác [6].
Củ nghệ có thể làm loãng máu
Đặc tính thanh lọc của nghệ cũng có thể khiến cơ thể chúng ta dễ chảy máu hơn. Các nhà khoa học vẫn chưa thể tìm ra lời giải về vấn đề này. Những lợi ích khác từ củ nghệ như giảm cholesterol hay hạ huyết áp có thể liên quan đến cách thức hoạt động của nghệ trong máu [7].
Kích thích các cơn co thắt
Có thể bạn đã từng nghe nói rằng ăn thực phẩm có gia vị nghệ có thể kích thích chuyển dạ. Mặc dù có rất ít dữ liệu lâm sàng về điều này, nhưng một số nghiên cứu cho rằng nghệ có thể làm giảm các triệu chứng của hội chứng tiền kinh nguyệt [8]. Vì vậy, có thể có sự liên quan nào đó giữa nghệ và việc kích thích các cơn co thắt.
Nghệ có thể làm loãng máu nên phụ nữ mang thai nên tránh dùng thực phẩm bổ sung nghệ. Việc thêm một lượng nhỏ nghệ làm gia vị vào thức ăn không phải là vấn đề nghiêm trọng.
Củ nghệ chứa các đặc tính giúp làm sáng da tự nhiên
Củ nghệ có chứa chất chống oxy hóa và các thành phần chống viêm. Những đặc điểm này có thể mang lại làn da sáng tự nhiên.
Giúp sáng da tự nhiên
Củ nghệ được coi là thành phần mạnh mẽ để làm sáng da tự nhiên. Curcumin là một thành phần chống oxy hóa mạnh mẽ có thể làm giảm các đốm đen và tăng sắc tố. Các chất chống oxy khác và đặc tính chống viêm trong nghệ mang lại độ bóng cho làn da của bạn, phục hồi nó bằng cách mang lại vẻ tươi sáng tự nhiên [9].
Điều trị mụn trứng cá
Vi khuẩn Cutibacterium acnes có thể gây ra loại mụn trứng cá trên da. Củ nghệ có thể làm rất tốt việc điều trị loại mụn này. Một nghiên cứu trên Pharma Tutor cho thấy thành phần hoạt chất Curcumin trong củ nghệ với đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ có thể chống lại mụn trứng cá [10]. Bản chất chống viêm của nghệ làm giảm viêm da và cuối cùng là chữa lành da [11].
Làm chậm lão hóa da
Làn da của chúng ta thường xuyên tiếp xúc với tia UV và ô nhiễm môi trường. Vì thế mà lớp dầu tự nhiên trên da bị xáo trộn dẫn đến làn da mất đi độ đàn hồi, xuất hiện các dấu hiệu lão hóa như nếp nhăn, đốm đồi mồi… Tương tự, các gốc tự do làm hỏng tế bào da của bạn và đẩy nhanh quá trình lão hóa. Dấu hiệu lão hóa da dễ dàng nhận thấy ở các vị trí quanh mắt, trán và cổ. Curcumin là một hợp chất chống oxy hóa cao giúp tăng cường sản xuất collagen và độ đàn hồi cho làn da chúng ta [12][13].
Giảm quầng thâm mắt
Quầng thâm quanh mắt là vấn đề thường gặp về da. Thiếu ngủ, ăn uống không lành mạnh, tăng sắc tố hoặc dành quá nhiều thời gian trước máy tính, điện thoại di động có thể gây ra quầng thâm dưới mắt.
Thật may, nghệ có thể giúp ích cho chúng ta. Là một chất làm sáng da tự nhiên, nghệ có lợi cho làn da bằng cách giảm thiểu sự xuất hiện của quầng thâm và tăng cường tuần hoàn, từ đó giúp bọng mắt giảm sưng và làm sáng vùng da quanh mắt [14].
Dưỡng ẩm cho da
Khi thời tiết chuyển lạnh, làn da của chúng ta dễ gặp phải tình trạng khô và xỉn màu. Nhưng với nghệ, chúng ta có thể dễ dàng giải quyết vấn đề này. Áp dụng các sản phẩm chăm sóc da có chiết xuất nghệ hoặc mặt nạ từ nghệ thực sự hữu ích để dưỡng ẩm cho làn da. Nó thúc đẩy quá trình loại bỏ tế bào da chết để các tế bào da mới được tái tạo.
Củ nghệ và chiết xuất từ nó đã được ứng dụng rất nhiều trong các bài thuốc và sản phẩm giải quyết các vấn đề về da. Chất curcumin làm giảm việc sản xuất melanin dư thừa và làm sáng làn da của bạn [15]. Mụn trứng cá, viêm da dị ứng, bệnh vẩy nến… có thể được xử lý với chiết xuất từ nghệ.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng nghệ bạn cần chú ý đến việc đảm bảo không bị dị ứng. Có thể kiểm tra đơn giản bằng cách bôi bột nghệ lên cánh tay và đợi 24 – 48 tiếng sau đó để xem có bị phản ứng hay không. Phụ nữ có thai nên hạn chế sử dụng các sản phẩm có thành phần nghệ trong đó.
Tài liệu tham khảo
1. Supplement and Herb Guide for Arthritis Symptoms, Arthritis Foundation.
2. The Doctor’s Remedy: Turmeric for Joint Pain by Anahad O’Connor, The New York Times.
3. Lee HY, Kim SW, Lee GH, Choi MK, Jung HW, Kim YJ, Kwon HJ, Chae HJ. Turmeric extract and its active compound, curcumin, protect against chronic CCl4-induced liver damage by enhancing antioxidation. BMC Complement Altern Med. 2016 Aug 26;16(1):316. doi: 10.1186/s12906-016-1307-6. PMID: 27561811; PMCID: PMC5000414.
4. Lauche R, Kumar S, Hallmann J, Lüdtke R, Rampp T, Dobos G, Langhorst J. Efficacy and safety of Ayurvedic herbs in diarrhoea-predominant irritable bowel syndrome: A randomised controlled crossover trial. Complement Ther Med. 2016 Jun;26:171-7. doi: 10.1016/j.ctim.2016.04.002. Epub 2016 Apr 7. PMID: 27261998.
5. Yu Y, Wu S, Li J, Wang R, Xie X, Yu X, Pan J, Xu Y, Zheng L. The effect of curcumin on the brain-gut axis in rat model of irritable bowel syndrome: involvement of 5-HT-dependent signaling. Metab Brain Dis. 2015 Feb;30(1):47-55. doi: 10.1007/s11011-014-9554-z. Epub 2014 May 8. PMID: 24807589.
6. Gupta SC, Patchva S, Koh W, Aggarwal BB. Discovery of curcumin, a component of golden spice, and its miraculous biological activities. Clin Exp Pharmacol Physiol. 2012 Mar;39(3):283-99. doi: 10.1111/j.1440-1681.2011.05648.x. PMID: 22118895; PMCID: PMC3288651.
7. Heck AM, DeWitt BA, Lukes AL. Potential interactions between alternative therapies and warfarin. Am J Health Syst Pharm. 2000 Jul 1;57(13):1221-7; quiz 1228-30. PMID: 10902065.
8. Khayat S, Fanaei H, Kheirkhah M, Moghadam ZB, Kasaeian A, Javadimehr M. Curcumin attenuates severity of premenstrual syndrome symptoms: A randomized, double-blind, placebo-controlled trial. Complement Ther Med. 2015 Jun;23(3):318-24. doi: 10.1016/j.ctim.2015.04.001. Epub 2015 Apr 9. PMID: 26051565.
9. Srivilai J, Phimnuan P, Jaisabai J, Luangtoomma N, Waranuch N, Khorana N, Wisuitiprot W, Scholfield CN, Champachaisri K, Ingkaninan K. Curcuma aeruginosa Roxb. essential oil slows hair-growth and lightens skin in axillae; a randomised, double blinded trial. Phytomedicine. 2017 Feb 15;25:29-38. doi: 10.1016/j.phymed.2016.12.007. Epub 2016 Dec 20. PMID: 28190468.
10. Waghmare PR, Kakade PG, Takdhat PL, Nagrale AM, Thakare SM, Parate MM;Turmeric as Medicinal Plant Plant for the Treatment of Acne Vulgaris; PharmaTutor; 2017; 5(4); 19-27
11. Nurficahyanti, Romadhania et al. “Anti-Acne Inducing Bacteria and Free Radical Scavenging Activities of Turmeric Rhizome Extracts Prepared Using Different Solvents.” Planta Medica International Open 4 (2017): S1 – S202.
12. Sikora E, Bielak-Zmijewska A, Mosieniak G, Piwocka K. The promise of slow down ageing may come from curcumin. Curr Pharm Des. 2010;16(7):884-92. doi: 10.2174/138161210790883507. PMID: 20388102.
13. Sommerfeld B. Randomised, placebo-controlled, double-blind, split-face study on the clinical efficacy of Tricutan on skin firmness. Phytomedicine. 2007 Nov;14(11):711-5. doi: 10.1016/j.phymed.2007.09.015. PMID: 17923398.
14. Vrcek I, Ozgur O, Nakra T. Infraorbital Dark Circles: A Review of the Pathogenesis, Evaluation and Treatment. J Cutan Aesthet Surg. 2016 Apr-Jun;9(2):65-72. doi: 10.4103/0974-2077.184046. PMID: 27398005; PMCID: PMC4924417.
15. Tu CX, Lin M, Lu SS, Qi XY, Zhang RX, Zhang YY. Curcumin inhibits melanogenesis in human melanocytes. Phytother Res. 2012 Feb;26(2):174-9. doi: 10.1002/ptr.3517. Epub 2011 May 17. PMID: 21584871.